TAILIEUCHUNG - Bước đầu nghiên cứu chu trình sinh địa hóa và sự hình thành rừng ngập mặn tại bãi bồi đất mũi Cà Mau

Bài viết nghiên cứu về chu trình sinh địa hóa và sự hình thành rừng ngập mặn tại bãi bồi đất mũi Cà Mau. Bãi bồi đất mũi Cà Mau được hình thành từ phù sa của sông Mê Kông có kích thước hạt rất mịn, chủ yếu là đất sét. Ở đây, đã ghi nhận hệ vi sinh vật gồm 11 chi, trong đó có nhiều nhóm có vai trò sinh thái quan trọng trong chu trình sinh địa hóa như Bacillus, Flavobacterium, Pseudomonas, Streptomycetes. | TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 57-62 BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SỰ HÌNH THÀNH RỪNG NGẬP MẶN TẠI BÃI BỒI ĐẤT MŨI CÀ MAU Nguyễn Văn Tú*, Bùi Lai Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*) TÓM TẮT: Bãi bồi đất mũi Cà Mau được hình thành từ phù sa của sông Mê Kông có kích thước hạt rất mịn, chủ yếu là đất sét. Ở đây, đã ghi nhận hệ vi sinh vật gồm 11 chi, trong đó có nhiều nhóm có vai trò sinh thái quan trọng trong chu trình sinh địa hóa như Bacillus, Flavobacterium, Pseudomonas, Streptomycetes. Mật độ của vi sinh vật cao trong các vùng đất bồi có thời gian phơi bãi 5-9 giờ/ngày, trong đó Pseudomonas cao nhất có mật độ xấp xỉ 3,2 × 108 CFU/g. Hệ tảo bám có thành phần loài hỗn giao gồm 23 loài nguồn gốc nước ngọt, 52 loài nước lợ và 71 loài nước mặn, mật độ tảo tăng dần theo thời gian phơi bãi/ngày. Cây mắm Avicennia sp. là thực vật tiên phong trong việc chiếm lĩnh các vùng đất thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bắt giữ phù sa, nâng cao trình tại đất mũi Cà Mau. Sự phân bố cây rừng ngập mặn theo một diễn thế sinh thái tự nhiên, hình thành nên các đai rừng ngập mặn theo thời gian phơi bãi, đai cây mắm non có thời gian phơi bãi 9 giờ/ngày. Từ khóa: Mũi cà mau, rừng ngập mặn, sinh địa hóa, sinh thái, vi sinh vật. MỞ ĐẦU Bãi bồi đất mũi Cà Mau được hình thành từ phù sa của hệ thống sông Mê Kông, một trong 3 con sông lớn nhất châu Á tính theo lượng phù sa đổ ra biển. Hàng năm hệ thống sông này chuyển tải một lượng phù sa khổng lồ, ước tính khoảng 160 triệu tấn [17]. Một phần trong số đó tạo nên sự màu mỡ cho đồng bằng sông Cửu Long và phần lớn lượng phù sa còn lại đổ ra biển Đông theo 9 cửa sông chính. Đất mũi Cà Mau đón nhận một lượng phù sa lớn và bãi bồi đất mũi được phù sa bồi lấp nâng cao trình và mở rộng cả về diện tích ra biển khoảng 50-70 m/năm [4, 16]. Lịch sử quá trình hình thành các bãi bồi ven biển và rừng ngập mặn (RNM) là quá trình song hành, bồi tụ phù sa và các quá trình sinh địa hóa diễn ra

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.