TAILIEUCHUNG - Một loài tôm càng nước ngọt mới thuộc giống Macrobrachium bate, 1868 ở vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, Việt Nam
Bài viết ghi nhận đầu tiên về một loài tôm nước ngọt sống trong hang động ở Việt Nam. Loài mới này được mô tả chi tiết và minh họa qua những hình vẽ trên cơ sở kiểm tra toàn bộ mẫu vật thu thập được từ trước đến nay. Những so sánh về hình thái với các loài gần gũi và các loài sống trong hang động khác của giống Macrobrachium cũng được chỉ rõ. | TAP CHI SINH HOC 2014, 36(3): 309-315 Một loài tôm càng nước ngọt DOI: mới thuộc giống Macrobrachium MỘT LOÀI TÔM CÀNG NƯỚC NGỌT MỚI THUỘC GIỐNG Macrobrachium Bate, 1868 (Crustacea: Decapoda: Palaemonidae) Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG, QUẢNG BÌNH, VIỆT NAM Đỗ Văn Tứ*, Nguyễn Tống Cường Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, * TÓM TẮT: Loài tôm nước ngọt mới, Macrobrachium phongnhaense sp. n., được phát hiện trong một số hang động của vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình, Việt Nam đã được mô tả và minh họa. Loài tôm mới này có những đặc điểm đặc trưng bởi cơ thể trong suốt, mắt bị tiêu giảm, chân bò thứ hai mịn và thanh mảnh, không có gai trước hậu môn. Những đặc điểm hình thái so sánh phân biệt với các loài gần gũi trong cùng giống Macrobrachium Bate 1868 sống trong hang động cũng được đưa ra. Đến nay, giống tôm nước ngọt Macrobrachium ở Việt Nam có 22 loài, vùng Đông Phương có 123 loài. Từ khóa: Macrobrachium, hang động, loài mới, tôm nước ngọt, Phong Nha-Kẻ Bàng, Việt Nam. MỞ ĐẦU VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tôm nước ngọt ở Việt Nam đã được bắt đầu từ khi Thalwitz (1891) [7] công bố loài tôm Palaemon nipponensis (De Haan, 1849) tìm thấy ở miền Trung Việt Nam (Annam). Cho đến nay, đã có 41 loài tôm nước ngọt, thuộc 2 họ Palaemonidae và Atyidae ghi nhận được ở Việt Nam [8]. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào về tôm nước ngọt trong các hang động của Việt Nam. Mẫu vật được thu từ hai đợt khảo sát tiến hành từ 20-25/4/2014 và từ 14-16/7/2014. Phong Nha-Kẻ Bàng là một trong hai vùng núi đá vôi lớn nhất trên thế giới, với khoảng 300 hang động, các sông ngầm dài với hệ động thực vật đặc trưng và quý hiếm [9]. Tại đây, đã phát hiện nhiều loài động vật sống trong hang động như lưỡng cư, cá, nhện và giáp xác [4, 5]. Trong đợt khảo sát về thủy sinh vật ở khu vực vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, Quảng Bình, vào tháng 4 năm 2014, một loài tôm mới thuộc .
đang nạp các trang xem trước