TAILIEUCHUNG - Cấu trúc quần xã tuyến trùng sống tự do tại các thảm cỏ biển ở huyện Cát Hải, Hải Phòng

Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về nhóm tuyến trùng sống tự do ở các thảm cỏ biển ven bờ. Bài báo này cung cấp một số kết quả nghiên cứu bước đầu về cấu trúc quần xã tuyến trùng ở các bãi cỏ biển ở huyện Cát Bà, Hải Phòng. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 CẤU TRÚC QUẦN XÃ TUYẾN TRÙNG SỐNG TỰ DO TẠI CÁC THẢM CỎ BIỂN Ở HUYỆN CÁT HẢI, HẢI PHÒNG NGUYỄN ĐÌNH TỨ, NGUYỄN THỊ XUÂN PHƯƠNG, NGUYỄN THANH HIỀN Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam CAO VĂN LƯƠNG Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Hệ sinh thái (HST) cỏ biển là một trong ba HST biển quan trọng ở biển (rừng ngập mặn, cỏ biển, san hô), là nơi sinh sống đối với nhiều nhóm sinh vật biển, trong đó có tuyến trùng. Các thảm cỏ biển có vai trò ổn định nền đáy, giảm tác động của sóng và dòng chảy, tăng lắng đọng trầm tích, cung cấp môi trường và thức ăn cho các loài động, thực vật biển. Ngoài ra HST cỏ biển còn là chỉ thị cho môi trường nước biển. Hiện nay trên thế giới có 58 loài cỏ biển phân bố hẹp trên km2. Theo Cao Văn Lương và cs (2012, 2014) tại các tỉnh ven biển Tây vịnh Bắc Bộ đã xác định 6 loài cỏ biển là: Zostera japonica, Halophila beccarii, H. ovalis, H. Decipiens, Halodule pinifolia và Ruppia maritima. Diện tích phân bố của cỏ biển ở vùng nghiên cứu tăng từ ha (năm 2002-2004) lên ha (năm 2013-2014). Trong đó, Quảng Ninh có ha, Hải Phòng (490 ha), Quảng Bình (350 ha). Các tỉnh còn lại trung bình có khoảng 100 ha. Đặc biệt là đã xác định thêm 2 vùng có cỏ biển mới là Hoàng Tân (Quảng Ninh) với khoảng 400 ha và Cửa Hội (Nghệ An) với khoảng 100 ha. Tại vùng biển ven bờ Hải Phòng đến nay chỉ còn phân bố 4/5 loài cỏ biển là cỏ Xoan Halophila ovalis xuất hiện chủ yếu trong các đầm nuôi thủy sản huyện Cát Hải; cỏ Xoan đơn Halophila decipiens được tìm thấy ở một số vụng, áng tại các đảo khu vực quần đảo Cát Bà; cỏ Nàn Halophila beccarii và cỏ Kim Ruppia maritima chủ yếu xuất hiện trong các vùng đầm nuôi tôm và vùng đất ngập nước, 2 loài không tìm thấy là: Halophila decipiens và Zostera japonica. Ở Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về nhóm tuyến trùng sống tự do ở các thảm cỏ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.