TAILIEUCHUNG - Góp phần bổ sung thành phần loài cá ở hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết quả bài báo này nhằm công bố danh lục thành phần loài cá đầy đủ nhất cho đến nay nhằm góp phần bổ sung mới cho khu hệ cá đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên-Huế. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 GÓP PHẦN BỔ SUNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở HỆ ĐẦM PHÁ TAM GIANG – CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN-HUẾ HOÀNG ĐÌNH TRUNG, VÕ VĂN PHÚ Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Thừa Thiên-Huế được đặc trưng bởi hệ đầm phá nước lợ Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất vùng Đông Nam Á với diện tích ha, kéo dài trên 68km dọc bờ biển của tỉnh và gồm 5 đầm kế tiếp nhau: Phá Tam Giang, đầm An truyền, Sam, Thủy Tú và Cầu Hai. Hệ là vùng có giá trị nhiều mặt về kinh tế - xã hội, lịch sử - văn hoá, đặc biệt về sinh thái và môi trường, mỗi năm đầm phá cung cấp hàng ngàn tấn thủy sản từ hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của dân cư trong vùng đầm phá. Đầm phá Tam Giang Cầu Hai nhận nước ngọt từ hầu hết các sông lớn trong khu vực (sông Hương, Bồ, Ô Lâu, Đại Giang và Truồi), đồng thời thông với biển qua hai cửa Thuận An và Tư Hiền. Sự tương tác sông biển này đã hình thành hệ đầm phá có môi trường nước lợ đặc thù quyết định tính đa dạng sinh học cao và giàu tài nguyên sinh vật. Khu hệ cá đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và đặc điểm sinh học các loài cá kinh tế ở đây đã được Võ Văn Phú và cộng sự nghiên cứu liên tục và công bố từ 1993 đến 2001. Năm 2001, Võ Văn Phú và nnk đã công bố có 171 loài cá thuộc 95 giống, nằm trong 60 họ của 17 bộ [1]. Đây được xem là công trình đầy đủ nhất và mới nhất về khu hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai từ trước cho đến trận lũ lịch sử năm 1999 xảy ra ở Thừa Thiên-Huế. Trong 2 năm liên tục (2010 – 2012), chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thu mẫu và định loại thành phần loài cá trên toàn bộ vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Kết quả bài báo này nhằm công bố danh lục thành phần loài cá đầy đủ nhất cho đến nay nhằm góp phần bổ sung mới cho khu hệ cá đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên-Huế. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu là thành phần loài cá ở hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Quá .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.