TAILIEUCHUNG - Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội dưới gốc nhìn phân tâm học của S.Freud

Bài viết Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội dưới gốc nhìn phân tâm học của trình bày: Phân tâm học có sự ảnh hưởng không những đến nhiều lĩnh vực tri thức của con người như văn chương, nghệ thuật, tôn giáo, nhân chủng học, giáo dục, luật pháp, xã hội, luật học, sử học,. . | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 4 – 2015 13 * NGUYỄN VĂN QUẾ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI DƯỚI GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC CỦA S. FREUD Tóm tắt: Phân tâm học với tư cách là một trào lưu tư tưởng ra đời vào thời kỳ khi mà xã hội Châu Âu bước sang hậu kỳ của xã hội công nghiệp. Từ khi ra đời, Phân tâm học có ảnh hưởng không những đến nhiều lĩnh vực tri thức của con người như văn chương, nghệ thuật, tôn giáo, nhân chủng học, giáo dục, luật pháp, xã hội học, luật học, sử học,. mà các cá nhân nói riêng và đời sống xã hội nói chung cũng chịu ảnh hưởng của Phân tâm học. Bài viết này nhằm chỉ ra vai trò tôn giáo trong đời sống xã hội dưới góc nhìn Phân tâm học của S. Freud. Từ khóa: Phân tâm học, Sigmund Freud, tôn giáo, vai trò, xã hội. Người sáng lập ra Phân tâm học đồng thời cũng là người có công lớn nhất trong việc xây dựng cả một hệ thống lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về Phân tâm học được các bộ môn khoa học trên thế giới hưởng ứng, đó là Sigmund Freud. S. Freud gốc người Do Thái, sinh năm 1856 ở Vienna và mất năm 1939 tại London. Nhờ sự tìm tòi, nghiên cứu một lĩnh vực hết sức nhạy cảm là chữa trị bệnh thần kinh, S. Freud đã đưa ra những ý tưởng và những lý thuyết mà ngày nay đã “dung hóa” vào cuộc sống. Sự ra đời và phát triển của Phân tâm học cũng như các trào lưu triết học Phương Tây hiện đại ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX không thể tách rời những thành tựu của khoa học trước đó và nhanh chóng phát triển lúc bấy giờ. Trong quá trình nghiên cứu và xác lập lý thuyết của mình, S. Freud đã chịu ảnh hưởng rất lớn của những phát minh về khoa học tự nhiên lúc bấy giờ như: Lý thuyết “tảng băng trôi” của G. T. Fechner1, khi ông ví đời sống tâm lý của con người như là phần chìm của tảng băng. Quan niệm về “năng lượng và bảo toàn năng lượng” của H. Helmoholtz2 và E. W. Brücke3, xem cơ thể con người giống như một hệ thống năng lượng bao gồm sự hợp nhất hai hệ thống năng lượng: năng lượng cơ giới và năng lượng tâm lý. Freud cũng chịu ảnh hưởng thuyết tiến hóa của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.