TAILIEUCHUNG - Thực trạng quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam

Bài viết Thực trạng quản lý vốn nhà nước trong các công ty cổ phần thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam tập trung phân tích thực trạng quản lý vốn nhà nước tại CTCP của Vinacomin, chỉ ra những bất hợp lý và nguyên nhân. | T¹p chÝ KHKT Má - §Þa chÊt, sè 42/4-2013, KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH (trang 71-82) THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TRONG CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN THUỘC TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM NGUYỄN VĂN BƯỞI, VŨ THỊ HIỀN, Trường Đại học Mỏ-Địa Chất Tóm tắt: Mô hình Công ty cổ phần trong Tập đoàn kinh tế nhà nước đã được áp dụng và triển khai trong nền kinh tế của nước ta và được coi là mô hình phù hợp với nền kinh tế thị trường. Vấn đề quản lý và năng lực quản lý của người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư vào các Công ty cổ phần (CTCP) luôn là vấn đề được quan tâm và hết sức cần thiết . Bài báo tập trung phân tích thực trạng quản lý vốn nhà nước tại CTCP của Vinacomin, chỉ ra những bất hợp lý và nguyên nhân. Giúp cho các nhà quản lý nhà nước có phương hướng tăng cường quản lý và nâng cao năng lực của người đại diện phần vốn nhà nước để bảo toàn và nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại CTCP trong Vinacomin. 1. Mở đầu Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã chuyển đổi được 52 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp thành CTCP, cũng như thành lập mới 7 CTCP do Tập đoàn nắm cổ phần chi phối. Tính đến cuối năm 2012, Tập đoàn có 34 CTCP do Tập đoàn nắm cổ phần chi phối và 25 CTCP là Công ty con của Tập đoàn [2]. Khi số lượng CTCP tăng lên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý phần vốn nhà nước trong các CTCP nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước. Vì vậy, ai là người đại diện phần vốn nhà nước và làm thế nào để phát huy được vốn nhà nước trong các CTCP là vấn đề cần được nghiên cứu và hết sức cần thiết trong thực tiễn. Theo Nghị định số 73/2000/NĐ-CP ngày 6/12/2000 của Chính phủ về quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, thì Hội đồng quản trị (HĐQT) tại các CTCP là người đại diện. Trong CTCP mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối, người đại diện có chức năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ cổ đông thông qua người trực tiếp quản lý do họ cử ra. Người trực .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.