TAILIEUCHUNG - Ứng dụng phương pháp Pelzer kiểm nghiệm độ ổn định điểm lưới cơ sở trong quan trắc biến dạng công trình

Bài viết Ứng dụng phương pháp Pelzer kiểm nghiệm độ ổn định điểm lưới cơ sở trong quan trắc biến dạng công trình giới thiệu nguyên lý cơ bản của phương pháp chênh lệch trung bình, thông qua ví dụ thực tế trong quan trắc biến dạng để phân tích, chứng minh ứng dụng của phương pháp . | T¹p chÝ KHKT Má - §Þa chÊt, sè 38, 4/2012, ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP PELZER KIỂM NGHIỆM ĐỘ ỔN ĐỊNH ĐIỂM LƯỚI CƠ SỞ TRONG QUAN TRẮC BIẾN DẠNG CÔNG TRÌNH PHẠM QUỐC KHÁNH1,2, ZHANG ZHENGLU2 Đại học Mỏ-Địa chất, Học viện Trắc Hội-Đại học Vũ Hán-Trung Quốc 1 2 Tóm tắt: Phương pháp Pelzer (còn gọi là phương pháp Hannover hoặc phương pháp chênh lệch trung bình) có độ tin cậy cao trong kiểm nghiệm độ ổn định điểm lưới cơ sở quan trắc biến dạng công trình. Phương pháp này bao gồm 2 bước cơ bản là “kiểm nghiệm tổng thể” và “kiểm nghiệm cục bộ” mạng lưới. Bài báo giới thiệu nguyên lý cơ bản của phương pháp chênh lệch trung bình, thông qua ví dụ thực tế trong quan trắc biến dạng để phân tích, chứng minh ứng dụng của phương pháp. 1. Mở đầu Một trong những mục đích chủ yếu của công tác quan trắc biến dạng công trình là xác định biến dạng hình học của đối tượng quan trắc. Do đó, mấu chốt của xử lý số liệu quan trắc biến dạng là phải tính được lượng chuyển dịch thực của điểm quan trắc. Vì lượng chuyển dịch của điểm quan trắc được tính dựa vào điểm lưới cơ sở nên nếu điểm cơ sở bị chuyển dịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tính toán của điểm quan trắc. Ngoài ra, hệ tham khảo khác nhau, phương pháp bình sai cũng khác nhau. Hiện nay thường sử dụng 3 phương pháp bình sai là bình sai gián tiếp, bình sai lưới tự do và bình sai lưới tự do dựa trên các điểm lưới ổn định [1], còn gọi là phương pháp bình sai gián tiếp kèm điều kiện, để xử lý số liệu quan trắc; tương ứng với việc chọn gốc cố định, gốc trọng tâm và gốc là trọng tâm của các điểm lưới ổn định. Vì vậy việc chọn phương pháp bình sai nào để tính toán lượng chuyển dịch của điểm lưới quan trắc phụ thuộc vào việc phân tích độ ổn định của lưới cơ sở có chính xác hay không? Để giải quyết vấn đề trên, nhà trắc địa người Đức Pelzer thuộc trường đại học Hannover năm 1971 đã đề xuất phương pháp chênh lệch trung bình (hay còn gọi là phương pháp Hannover hoặc phương pháp Pelzer), phương pháp này ứng dụng lý thuyết kiểm nghiệm .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.