TAILIEUCHUNG - Ni giới trong lịch sử phật giáo Việt Nam

Ni giới trong lịch sử phật giáo Việt Nam bài viết trình bày các vấn đề: Chiều dài lịch sử phật giáo; Truyền thống phật giáo, ni sư được gọi là Tỳ kheo ni; Sự phát triển của Ni giới đã trở thành một trong những dữ kiện lịch sử xuyên suốt lịch sử Phật giáo trên thế giới, đặc biệt là phật giáo Bắc truyền,. chi tiết bài viết. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 - 2012 21 NI GIớI TRONG LịCH Sử PHậT GIáO VIệT NAM Trịnh Thị Dung(*) gay từ rất sớm, Phật giáo đã luôn với tất cả tấm lòng tha thiết chân thành. tín ngưỡng, phong tục, tập quán, đạo đức nương quý tộc biểu lộ quyết tâm xuất gia N hòa quyện, dung hợp với văn hóa, và lối sống của người Việt Nam, luôn đồng hành cùng dân tộc góp phần tạo nên Phật giáo Việt Nam. Để làm được điều đó, trong suốt chiều dài lịch sử Phật giáo, phải kể đến công lao to lớn của các vị cao tăng lỗi lạc, uyên thâm kim cổ, tài đức vẹn toàn, nhập thế cứu đời, góp phần làm nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc: tiêu biểu như Khuông Việt đại sư (thời Đinh, Tiền Lê), Quốc sư Vạn Hạnh (thời Lý), Quốc sư Trúc Lâm (thời Trần), Thiền sư Chân Nguyên, Hương Hải (thời Trịnh - Nguyễn), Hòa thượng Phúc Điền, Thanh Đàm (thời Pháp thuộc), Hòa thượng Giác Tiên, Phước Huệ đầu thế kỉ XX (1) Bên cạnh đó, các vị ni sư cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong suốt tiến trình hình thành, tồn tại và phát triển của Phật giáo nước nhà. Theo truyền thống Phật giáo, ni sư được gọi là Tỳ kheo ni. Tỳ kheo ni là một trong bốn thành phần của người Phật tử xuất gia và tại gia (tứ chúng). Tiếng Việt thường gọi tắt là Ni, và để chỉ các nữ tu sĩ Phật giáo gọi là Ni giới. Sự hình thành của Ni giới trong Phật giáo bắt đầu từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế. Người nữ có mặt đầu tiên trong giáo đoàn của Phật là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề, vốn là di Mẫu của Đức Phật. Lúc đầu, bà xin xuất gia, nhưng Đức Phật không chấp thuận, dù rằng bà xin đến ba lần Không nản lòng, bà cùng một số công bằng cách cạo tóc, mặc cà sa đi chân trần đến tịnh xá Phật đang trú ngụ cách kinh thành khá xa để cầu xin: “Vào một buổi sáng sớm, Ngài A Nan ra ngoài hồ lấy nước, tình cờ thấy một đoàn khất sĩ đang đứng đợi ở ngoài tịnh xá. Ngài vô cùng ngạc nhiên, nhìn kĩ mới nhận ra bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề và khoảng 50 phụ nữ thuộc tộc Thích Ca. Hỏi ra mới biết quyết tâm xuất gia của nhóm người nữ này. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.