TAILIEUCHUNG - Kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần loài thuộc họ Ngọc Lan (magnoliaceae juss.) tại tỉnh Hà Giang và đánh giá tình trạng bảo tồn của chúng

Bài báo này phản ảnh kết quả nghiên cứu về thành phần loài, sinh thái, sinh học, giá trị sử dụng, phân bố, tình trạng bảo tồn của 20 loài mọc hoang đã gặp tại tỉnh Hà Giang. Đây sẽ là cơ sở khoa học để xác định và lựa chọn đúng các loài để bảo tồn trong tương lai. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BƢỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI THUỘC HỌ NGỌC LAN (MAGNOLIACEAE Juss.) TẠI TỈNH HÀ GIANG VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BẢO TỒN CỦA CHÚNG NGUYỄN QUANG HIẾU, NGUYỄN TIẾN HIỆP Trung tâm Bảo tồn Thực vật TỪ BẢO NGÂN Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam NGUYỄN SINH KHANG Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trên thế giới, Họ Ngọc lan (Magnoliaceae Juss.) có 17 chi khoảng 300 loài, phân bố ở vùng nhiệt đới tới vùng ôn đới ấm đặc biệt là vùng Bắc bán cầu từ Đông Nam châu Á, Đông Nam Bắc Mỹ, Trung Mỹ tới Nam Mỹ [6,7,8]. Ở Việt Nam có khoảng 55 loài thuộc 11 chi [1,4,7] phân bố tại nhiều tỉnh miền núi từ Bắc xuống Nam, trong đó có 8 loài đã đƣợc đƣa vào Sách đỏ Việt Nam [2]. Hầu hết các loài Ngọc lan đều có hoa to, thơm, cho gỗ tốt và chứa tinh dầu, đƣợc dùng trong xây dựng, làm đồ gỗ, hàng mỹ nghệ, làm thuốc, gia vị, ngành công nghiệp nƣớc hoa và làm cảnh. Với sự tài trợ của Quĩ đối tác các hệ sinh thái trọng điểm (CEPF), Trung tâm Bảo tồn Thực vật (BTTV) cùng hợp tác với Tổ chức động thực vật quốc tế (Fauna & Flora International - FFI - chƣơng trình Việt Nam) và Chi Cục kiểm lâm tỉnh Hà Giang đã thực hiện chƣơng trình nghiên cứu bảo vệ loài trong đó có các loài thuộc họ Ngọc lan. Bài báo này phản ảnh kết quả nghiên cứu về thành phần loài, sinh thái, sinh học, giá trị sử dụng, phân bố, tình trạng bảo tồn của 20 loài mọc hoang đã gặp tại tỉnh Hà Giang. Đây sẽ là cơ sở khoa học để xác định và lựa chọn đúng các loài để bảo tồn trong tƣơng lai. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Từ năm 2011 tới 2014, Trung tâm BTTV đã tổ chức nhiều đợt điều tra tại 10 điểm nghiên cứu: Khu BTTN Du Già (huyện Yên Minh), Khu BTTN Tây Côn Lĩnh (huyện Vị Xuyên), huyện Quản Bạ (các xã Cán Tỷ, Thanh Vân, Nghĩa Thuận (Khu BTTN Bát Đại Sơn), Quyết Tiến, Tùng Vài, Thái An, Tả Ván), huyện Bắc Mê (xã Phiêng Luông). Kết quả đã thu đƣợc 200 số hiệu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.