TAILIEUCHUNG - Về mối quan hệ giữa triều đại và niên đại của di sản văn hóa

Đã một thời, gần đây thôi, một số người nghiên cứu di sản văn hóa cho rằng, nền mỹ thuật truyền thống Việt là của dân tộc, đa số phản ánh yếu tố dân gian. Vì thế, không nên gọi là là nghệ thuật Lý, Trần, Lê, Nguyễn mà nên gọi theo thế kỷ, bởi thực ra, chủ nhân và người làm ra nghệ thuật đâu phải là tầng lớp thống trị. Nhận thức này có vẻ đúng với quan điểm “đấu tranh giai cấp” mà chúng ta thường nghĩ tới. Song, đứng về mặt khoa học mà nói, thì thực sự chúng ta đâu có một chế độ phong kiến đúng tính chất, tầng lớp tư bản thì yếu ớt | Nguy n H ng Ng c: V m i quan h gi a tri u i vš. VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIỀU ĐẠI VÀ NIÊN ĐẠI CỦA DI SẢN VĂN HÓA 26 NGUY N H NG NG C ã một thời, gần đây thôi, một số người nghiên cứu di sản văn hóa cho rằng, nền mỹ thuật truyền thống Việt là của dân tộc, đa số phản ánh yếu tố dân gian. Vì thế, không nên gọi là là nghệ thuật Lý, Trần, Lê, Nguyễn mà nên gọi theo thế kỷ, bởi thực ra, chủ nhân và người làm ra nghệ thuật đâu phải là tầng lớp thống trị. Nhận thức này có vẻ đúng với quan điểm “đấu tranh giai cấp” mà chúng ta thường nghĩ tới. Song, đứng về mặt khoa học mà nói, thì thực sự chúng ta đâu có một chế độ phong kiến đúng tính chất, tầng lớp tư bản thì yếu ớt Và, thực tế, trong chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền, tầng lớp vua, quan Việt đâu phải ra đời từ sự phân hóa xã hội sâu sắc, mà phần nhiều từ “những người” biết giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc để tập hợp lực lượng nhằm chống xâm lược và chống cát cứ phá hoại sản xuất - Như vậy, xuất thân từ tầng lớp trên ở nước ta khác rất xa xuất thân của tầng lớp thống trị Trung Hoa. Giữa tầng lớp trên và giới bình dân Việt đã gần gũi nhau hơn những gì nhiều người trong chúng ta đã từng nghĩ. Đó có phải là một trong những nguyên nhân khiến cho các triều đại Việt đã như đồng hành cùng các nền nghệ thuật tạo hình dân tộc? Mọi biến động xã hội đều tác động tới sự thay đổi của nền mỹ thuật dân tộc. Theo dòng trôi chảy của lịch sử, chúng ta có thể nhận thức rõ điều này: - Thời Lý, Phật giáo thịnh hành và được quần chúng tôn sùng, coi đó như một hệ tư tưởng để tập hợp lực lượng làm đối trọng với hệ tư tưởng khác của thế lực xâm lược phương Bắc. Bởi vậy, nhà Lý phải dựa vào Phật giáo, lấy Phật giáo là chỗ dựa tinh thần. Song, đạo Phật về bản chất là một hệ tư tưởng vô thần, từ bi, thoát tục, không đủ tư cách để tổ chức xã hội, nên nhà Lý vẫn phải Đ dựa vào tầng lớp Nho sĩ. Sự kiện Lê Văn Thịnh đã đánh dấu một biểu hiện về sự suy giảm vai trò của Phật giáo, vốn được coi là chính thống. Khi nhà Lý từ bỏ Phật phái .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.