TAILIEUCHUNG - Quản lí nhà nước về giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số khu vực đồng bằng sông Cửu Long
Bài viết là kết quả nghiên cứu phân tích những vấn đề cơ bản về quản lí nhà nước, quản lí nhà nước về giáo dục, phân cấp quản lí Nhà nước về giáo dục, quản lí nhà nước về giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số. Từ đó, đề xuất những nội dung cơ bản về đổi mới căn bản và toàn diện đối với giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 1-6 QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Hoàng Dự - Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau Ngày nhận bài: 27/02/2018; ngày sửa chữa: 16/03/2018; ngày duyệt đăng: 19/03/2018. Abstract: The article is the result of a research and analysis of state management for the education levels; state management in areas of ethnic minorities; reform of state management for education in ethnic minority areas as well as the education reform in Mekong Delta. Based on the analysis, the article proposes some solutions to improve the effectiveness of fulfilling the fundamental and comprehensive education reform for areas of ethnic minorities in Mekong Delta. Keywords: Management, State management, ethnic minorities, Mekong Delta. 1. Mở đầu Phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm trong mọi giai đoạn của cách mạng Việt Nam. Để đạt kết quả, cần bắt đầu từ khâu quản lí. Nghiên cứu quản lí nhà nước (QLNN) về giáo dục ở vùng DTTS là nhu cầu thực tiễn. Thực hiện tuyên truyền làm cho các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục vùng DTTS coi nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT là nhiệm vụ của chính mình. Giáo dục ở vùng DTTS là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân, với vai trò nâng cao dân trí, tạo nguồn cán bộ người DTTS, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH ở các vùng này. Do đặc điểm vùng miền và tộc người, khi thực hiện nội dung, chương trình giáo dục quốc gia ở vùng DTTS, cần chú ý tới đặc điểm này. Do đó, công tác quản lí giáo dục ở vùng DTTS cần có những điều chỉnh cho phù hợp với vùng. Nghiên cứu vấn đề QLNN về giáo dục nói chung, QLNN về giáo dục vùng DTTS nói riêng là hết sức cần thiết, không chỉ nâng cao nhận thức cho bản thân mà còn góp phần vào phát triển khoa học quản lí nói chung, quản lí giáo dục ở vùng DTTS nói riêng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Việc nghiên cứu QLNN về
đang nạp các trang xem trước