TAILIEUCHUNG - Di sản với du lịch ở huyện đảo Lý Sơn - tiềm năng, thách thức và giải pháp
Lý Sơn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ngãi, có nhiều lợi thế về di sản văn hóa và thiên nhiên để phát triển du lịch. Với tiềm năng đó, trong những năm gần đây, du lịch Lý Sơn đã có được một vài khởi sắc, góp phần làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của địa phương, nhưng vẫn còn không ít khó khăn và thách thức. Hướng đến việc bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản để phát triển du lịch bền vững tại Lý Sơn, bài viết đề xuất một vài giải pháp mang tính tổng thể để cùng nhau trao đổi. | DBM=MA>I@MJMI@MJMI@MJM;IMJM) M tiên quyết để công viên sớm được công nhận, cũng là trách nhiệm của ban quản lý với sự giúp đỡ của chính quyền các cấp địa phương, trong đó Lý Sơn là nhân tố vô cùng quan trọng. Một mô hình công tư kết hợp cũng đang được tỉnh Quảng Ngãi triển khai dựa trên kinh nghiệm của Tràng An (Ninh Bình), Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), với sự sớm vào cuộc từ những ngày đầu của một công ty tư nhân, nhưng chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề cần được tháo gỡ, từ quan điểm đến cơ chế, chính sách. Những chuyên gia trong nước và quốc tế nói rằng, chỉ riêng di sản núi lửa ở đảo Lớn và Bé tại Lý Sơn cũng đủ cấu thành một công viên địa chất với nhiều đặc điểm nổi bật toàn cầu. Thế nhưng, cũng có quan điểm cần mở rộng hơn công viên này - lên tới huyện miền núi Trà Bồng, bao gồm 3 huyện và thành phố Quảng Ngãi. Ý kiến của lãnh đạo tỉnh, chỉ nên ở Lý Sơn và xã duyên hải Bình Châu, nơi đậm đặc di sản tự nhiên và di sản văn hóa, là đủ tầm mức quy mô của một công viên. Tôi cho rằng, quan điểm của tỉnh là phù hợp, để Bình Châu như là một điểm lưu trú cho du khách tham quan trong những ngày Lý Sơn biển động. Quy mô ấy cũng tránh được mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển sau này và cũng tập trung ưu tiên cho Bình Châu - Lý Sơn phát triển du lịch. - Để Lý Sơn phát triển du lịch bền vững và có nề nếp ngay từ lúc này, tỉnh và huyện cần có những văn bản pháp quy quản lý chặt chẽ hơn. Chắc sẽ có nhiều loại văn bản, nhưng với di sản văn hóa, tôi cho rằng, quy chế về hoạt động buôn bán quanh di tích rất cần được quan tâm. Việc xây dựng những công trình mới ngay trong các khu vực bảo vệ di tích cũng cần cụ thể hóa qua các văn bản quy phạm pháp luật. Một pho tượng Phật cực lớn bằng đá dựng trước chùa Đục, gần miệng núi lửa Giếng Tiền, đã phá vỡ đi toàn bộ phong cảnh sơn thủy tuyệt đẹp của không gian ngôi chùa này do cha ông để lại. Gần đây, lại có một dự án xây dựng khu tưởng niệm nghĩa sĩ Hoàng Sa tại lưng chừng núi Thới Lới, ngay trên nóc chùa Hang. Phác thảo .
đang nạp các trang xem trước