TAILIEUCHUNG - Hướng dẫn giải bài tập 1,2,3,4,5 trang 54 SGK Hóa học 9

Với mong muốn giúp các em học sinh làm quen, luyện tập cũng như hệ thống lại kiến thức đã học một cách nhanh chóng và hiệu quả. gửi đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK trang 54 tài liệu bao gồm lời giải chi tiết, rõ ràng tương ứng với từng bài tập trong SGK sẽ giúp cho các em học sinh ôn tập dễ dàng. Sau đây mời các em cùng tham khảo! | Bài 1 trang 54 SGK Hóa học 9 Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hoá học tăng dần ? a) K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe ; d) Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe ; b) Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn ; e) Mg, K, Cu, Al, Fe. c) Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K ; Hướng dẫn giải bài 1 trang 54 SGK Hóa học 9: Chỉ có dãy c) gồm các kim loại: Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần. Bài 2 trang 54 SGK Hóa học 9 Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4 ? Hãy giải thích và viết phương trình hoá học. a) Fe ; b) Zn ; c) Cu ; d) Mg. Hướng dẫn giải bài 2 trang 54 SGK Hóa học 9: Dùng kim loại Zn vì có phản ứng: Zn(r) + CuSO4(dd) -> ZnSO4(dd) + Cu(r) Nếu dùng Zn dư, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và ta thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết Bài 3 trang 54 SGK Hóa học 9 Viết các phương trình hoá học : a) Điều chế CuSO4 từ Cu. b) Điều chế MgCl2 từ mỗi chất sau : Mg, MgSO4, MgO, MgCO3. (Các hoá chất cần thiết coi như có đủ). Hướng dẫn giải bài 3 trang 54 SGK Hóa học 9: a) Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2 + 2H2O 2Cu + O2 → 2CuO CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O b) Mg + 2НСl → MgCl2 + H2 Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4 MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O Bài 4 trang 54 SGK Hóa học 9 Hãy cho biết hiện tượng xảy ra khi cho a) kẽm vào dung dịch đồng clorua. b) đồng vào dung dịch bạc nitrat. c) kẽm vào dung dịch magie clorua. d) nhôm vào dung dịch đồng clorua. Viết các phương trình hoá học, nếu có. Hướng dẫn giải bài 4 trang 54 SGK Hóa học 9: a) Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt kẽm, màu xanh của dung dịch nhạt dần: CuCl2 (dd) + Zn(r) -> ZnCl2(dd) + Cu(r) b) Hiện tượng, PTHH trong bài học. c) Không có hiện tượng xảy ra và không có phản ứng. d) Có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm, màu xanh của dung dịch nhạt dần. 2Al(r) + 3CuCl2(dd) -> 2AlCl3 + Cu(r) Xanh đỏ Bài 5 trang 54 SGK

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.