TAILIEUCHUNG - Quyền sở hữu tài sản các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập dước góc nhìn theo quan điểm phát triển

Bài viết này mong muốn trao đổi về những khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu tài sản của các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập được quy định trong văn bản nhà nước, dưới góc nhìn theo quan điểm phát triển. | Giáo Dục & Đào Tạo TS. Dương Tấn Diệp T rong bối cảnh kinh tế-xã hội VN hiện nay, việc phát triển mạnh hệ thống giáo dục ngoài công lập là một nhu cầu thiết yếu, khách quan, không chỉ đối với chính hệ thống giáo dục mà còn đối với cả hệ thống kinh tế. Tuy nhiên, hành lang pháp lý cho việc tổ chức hoạt động các trường ngoài công lập vẫn còn nhiều vấn đề cần phải thảo luận, trong đó nổi cộm nhất là vấn đề sở hữu tài sản. Bài viết này mong muốn trao đổi về những khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu tài sản của các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập được quy định trong văn bản nhà nước, dưới góc nhìn theo quan điểm phát triển. Từ khoá: Giáo dục ngoài công lập, hành lang pháp lý, sở hữu tài sản, đại học và cao đẳng, quan điểm phát triển. Theo Điều 164 Luật dân sự thì quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Trong đó, quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản; quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản; quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Bài viết này sẽ phân tích những khía cạnh gắn kết với ba quyền nêu trên. 1. Điểm qua những quy định liên quan đến quyền sở hữu tài sản của các trường đại học và cao đẳng ngoài công lập Năm 1993, Quy chế đại học tư thục đầu tiên được ban hành (kèm theo Quyết định số 240-TTg). Theo Quy chế này thì: - Vốn góp cổ phần của các chủ đầu tư là một trong 5 nguồn vốn (Điều 18) và không có điều khoản xác định rõ quyền sở hữu. - Quyền điều hành của người góp vốn được thể hiện trong tỷ lệ tham gia HĐQT với quy định: “có không quá 2/3 số thành viên đại diện cho các chủ đầu tư” (Điều 10) (1). Hội đồng quản trị “có toàn quyền định ra, kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động của Đại học tư thục”. - Chưa có điều khoản quy định về việc phân chia lợi nhuận. 1. Thành phần và số lượng thành viên của Hội đồng quản trị do Hội đồng sáng lập ấn định, trong đó: Không quá 2/3 số

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.