TAILIEUCHUNG - Thực trạng và giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vượt rào cản thương mại quốc tế

Rào cản thương mại quốc tế là một vấn đề rộng, bài viết đề cập đến thực trạng rào cản mà hàng xuất khẩu Việt Nam đang gặp phải, đánh giá những ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực của rào cản thương mại các nước đối với xuất khẩu Việt Nam, đồng thời đề xuất giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu. | Doanh nghiệp & Thương mại quốc tế Do ảnh hưởng của WTO và yêu cầu của cuộc sống, bảo vệ môi trường, các nước vẫn xây dựng hệ thống rào cản mới khó đối phó hơn. 1. Tóm tắt Gia nhập WTO, doanh nghiệp xuất khẩu VN hiển nhiên sẽ được hưởng những thành quả hơn 60 năm tồn tại của GATT và WTO về giảm thiểu các rào cản thương mại quốc tế để tiến đến một thế giới thương mại tự do. Điều đó đồng nghĩa rào cản thuế quan đối với hàng xuất khẩu sẽ giảm, nhưng xuất khẩu hàng hóa VN sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn khi phải đối phó với nhiều rào cản thương mại mới và tinh vi ở các thị trường nhập khẩu. Rào cản thương mại quốc tế là một vấn đề rộng, bài viết chỉ đề cập đến thực trạng rào cản mà hàng xuất khẩu VN đang gặp phải, đánh giá những ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực của rào cản thương mại các nước đối với xuất khẩu VN, đồng thời đề xuất giải pháp để các doanh nghiệp VN đẩy mạnh xuất khẩu. 2. Thực trạng vướng mắc rào cản thương mại của xuất khẩu VN Thị trường xuất khẩu VN trải rộng trên thị trường với khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại mỗi thị trường, ở từng ngành hàng, xuất khẩu VN gặp nhiều loại rào cản thương mại khác nhau. Tuy nhiên, xuất khẩu VN thường gặp nhất tập trung vào một số loại rào cản sau: thứ nhất là các biện pháp thuế quan đặc thù như thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ đối với hàng TRẦN THANH LONG nhập khẩu, thuế chống trợ cấp. Thứ hai là các rào cản kỹ thuật và các rào cản an toàn vệ sinh thực phẩm. Các biện pháp thuế quan đặc thù Biện pháp thuế quan đặc thù gây ảnh hưởng tiêu cực to lớn đối với hàng xuất khẩu của VN là các vụ kiện bán phá giá ở các thị trường nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu VN biết đến loại rào cản này từ năm 1994. Đến năm 2008, hàng năm các doanh nghiệp xuất khẩu VN đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá với số lượng ngày càng tăng. Theo Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) tính đến tháng 7 năm 2009, VN đã bị các đối tác nước ngoài đưa vào diện bị điều tra chống bán giá khoảng trên 35 lần (Bảng 1). Nghiên cứu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.