TAILIEUCHUNG - Giá trị cảm nhận về đào tạo đại học từ góc nhìn sinh viên

Nghiên cứu này nhằm hoàn chỉnh thang đo khái niệm giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo theo góc nhìn của sinh viên đại học Việt Nam. Sau đó tính tình huống cũng được khảo sát để xem có sự khác biệt hay không giữa các sinh viên khác nhau về ngành học và niên khóa trong cách cảm nhận giá trị. | Chất lượng đào tạo - nền tảng phát triển giáo dục ĐHVN THS. CHU NGUYỄN MỘNG NGỌC Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm hoàn chỉnh thang đo khái niệm giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo theo góc nhìn của sinh viên đại học (ĐH) VN. Sau đó tính tình huống cũng được khảo sát để xem có sự khác biệt hay không giữa các sinh viên khác nhau về ngành học và niên khóa trong cách cảm nhận giá trị. Kết quả cho thấy giá trị cảm nhận về dịch vụ đào tạo ĐH được thể hiện qua 6 thành tố giá trị, gồm: cảm xúc, ước muốn, chức năng (giá trị chức năng còn tách thành 2 thành phần riêng biệt), xã hội và tri thức; và 6 thành tố này có sự khác biệt theo cảm nhận của các sinh viên khác nhau về ngành học và thời gian vào trường. Kết quả nghiên cứu có thể giúp người làm công tác quản lý các trường ĐH có cái nhìn tổng thể về cấu trúc của giá trị dịch vụ đào tạo do sinh viên cảm nhận, làm nguồn tham khảo cho các nghiên cứu sâu hơn để tìm ra phương hướng và chính sách nhằm tạo ra và nâng cao giá trị dịch vụ để gia tăng uy tín của nhà trường. Nền tảng nghiên cứu Trong bối cảnh cả nước đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục – đào tạo của Chính phủ, tính cạnh tranh của môi trường giáo dục ĐH vì thế ngày càng bộc lộ rõ nét với hàng loạt các vấn đề nóng bỏng như chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, chất và lượng của đội ngũ giảng viên Sự cạnh tranh giữa các trường ĐH với nhau trong việc thu hút sinh viên đòi hỏi ban quản trị các trường ĐH cần lắng nghe tiếng nói của sinh viên, khảo sát sự cảm nhận của sinh viên về dịch vụ đào tạo nhà trường đang cung cấp để biết sinh viên muốn gì và cần gì; sinh viên đánh giá như thế nào về thực tế mà họ nhận được trong quá trình học tập tại trường, từ đó sẽ xác định được phương hướng thúc đẩy giá trị của dịch vụ đào tạo đang cung cấp cho sinh viên nhằm góp phần gia tăng sức hút của nhà trường đối với người học. Về khái niệm “dịch vụ đào tạo” vừa nhắc đến ở trên thì hiện nay giữa các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý giáo dục vẫn chưa thống nhất về việc

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.