TAILIEUCHUNG - Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá những cơ hội, thách thức đối với các làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh hiện nay. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ, lợi thế về quy mô dân số đông, hệ thống chính sách và định hướng phát triển, khôi phục các làng nghề truyền thống được chú trọng là những yếu tố tạo cơ hội phát triển đối với các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tĩnh. | Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1205 Tập 126, Số 5A, 2017, Tr. 161–171 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Khắc Hoàn1*, Lê Thị Phương Thảo2, Hoàng La Phương Hiền2, Phan Minh Huấn1 1 2 Đại Học Huế Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá những cơ hội, thách thức đối với các làng nghề truyền thống của Hà Tĩnh hiện nay. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên thuận lợi, kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ, lợi thế về quy mô dân số đông, hệ thống chính sách và định hướng phát triển, khôi phục các làng nghề truyền thống được chú trọng là những yếu tố tạo cơ hội phát triển đối với các làng nghề truyền thống tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, sự phát triển các làng nghề ở Hà Tĩnh còn gặp những khó khăn, thử thách trong giai đoạn hiện nay như quy mô nhỏ bé, kỹ thuật sản xuất chủ yếu vẫn là thủ công, năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh sản phẩm thấp Để đưa các nghề, làng nghề tại Hà Tĩnh bảo tồn và phát triển, các cấp chính quyền cũng như bản thân các làng nghề, hộ nghề phải thực hiện đồng bộ chính sách và giải pháp kinh tế – xã hội nhằm khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ, tạo môi trường thuận lợi cho làng nghề phát triển trong bối cảnh hội nhập như hiện nay. Từ khóa: thách thức, làng nghề truyền thống, Hà Tĩnh 1 Đặt vấn đề Trong những năm qua, tại Việt Nam quá trình hình thành và phát triển các làng nghề truyền thống đã góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, đời sống người lao động từng bước được nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, thực tiễn phát triển nghề, làng nghề truyền thống, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập,
đang nạp các trang xem trước