TAILIEUCHUNG - Đánh giá tính đa dạng thảm thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

Bài viết này trình bày kết quả điều tra thảm thực vật ở KBTTN Mường Nhé, các quần xã thực vật được mô tả trong 5 kiểu: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (chỉ gồm các phân kiểu thứ sinh nhân tác), Rừng thứ sinh nửa rụng lá hơi khô nhiệt đới; Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới (gồm cả các phân kiểu thứ sinh nhân tác); Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới hỗn giao cây lá kim và Rừng rụng lá hơi khô á nhiệt đới (chỉ gồm phân kiểu thứ sinh nhân tác) và các quần xã cây trồng. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 33, Số 4 (2017) 9-20 Đánh giá tính đa dạng thảm thực vật ở khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé Vũ Anh Tài1,*, Đinh Thị Hoa2 1 Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam 2 Trường Đại học Tây Bắc, Chu Văn An, Quyết Tâm, Sơn La, Việt Nam Nhận ngày 13 tháng 7 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 24 tháng 8 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 12 năm 2017 Tóm tắt: Bài báo này trình bày kết quả điều tra thảm thực vật ở KBTTN Mường Nhé, các quần xã thực vật được mô tả trong 5 kiểu: Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (chỉ gồm các phân kiểu thứ sinh nhân tác), Rừng thứ sinh nửa rụng lá hơi khô nhiệt đới; Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới (gồm cả các phân kiểu thứ sinh nhân tác); Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới hỗn giao cây lá kim và Rừng rụng lá hơi khô á nhiệt đới (chỉ gồm phân kiểu thứ sinh nhân tác) và các quần xã cây trồng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay rừng kín chỉ có ở vành đai á nhiệt đới. Hai trạng rừng rụng lá và nửa rụng lá vào mùa đông đem lại sắc thái riêng cho Mường Nhé và Tây Bắc. Nếu được bảo vệ để tái sinh, phục hồi tự nhiên thì các kiểu rừng kín sẽ có nhiều hy vọng phục hồi và thảm thực vật của Mường Nhé sẽ đạt được trạng thái ổn định nhất, góp phần không nhỏ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học Từ khóa: Mường Nhé, rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá. 1. Mở đầu đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước sinh hoạt, canh tác cho các cộng đồng địa phương và phòng hộ đầu nguồn sông Đà. Để góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và bảo tồn và phát triển rừng nói riêng, việc nghiên cứu đa dạng thảm thực vật có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn bởi chưa có những nghiên cứu toàn diện nào vấn đề này ở Mường Nhé ngoài các công trình nghiên cứu, điều tra tổng thể đa dạng sinh học, đa dạng thực vật ở Mường Nhé của Hill et al. (1997) [2], Nguyen Duc Tu et al. (2001) [3] và các nghiên cứu chung .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.