TAILIEUCHUNG - Khái niệm và đặc trưng cơ bản của vốn văn hoá
Theo Từ điển tiếng Việt, vốn (capital) là tổng thể nói chung những gì có sẵn hay tích lũy được dùng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó, nói về mặt cần thiết để hoạt động có hiệu quả. Theo đó, có thể thấy vốn văn hóa (cutural capital) là tổng thể những yếu tố đã tích lũy được, thúc đẩy hoạt động của con người trong xã hội. | KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VỐN VĂN HOÁ ĐÀO ĐÌNH THƯỞNG * 1. Khái niệm vốn văn hoá Theo Từ điển tiếng Việt, vốn (capital) là tổng thể nói chung những gì có sẵn hay tích lũy được dùng trong một lĩnh vực hoạt động nào đó, nói về mặt cần thiết để hoạt động có hiệu quả. Theo đó, có thể thấy vốn văn hóa (cutural capital) là tổng thể những yếu tố đã tích lũy được, thúc đẩy hoạt động của con người trong xã hội. Học giả người Pháp Pierre Bourdieu là người đầu tiên quan niệm văn hóa như một loại vốn. Ông cho rằng muốn hiểu văn hóa như một nhân tố trong đời sống kinh tế và nhất là muốn đánh giá vai trò của nó trong tiến trình phát triển thì nên nhìn nó như một loại vốn, tương tự như ba loại vốn thường biết khác: vốn vật thể, như máy móc, thiết bị; vốn con người, như kỹ năng, kiến thức; và vốn thiên nhiên, gồm tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái). Trần Đình Hượu là tác giả đầu tiên của Việt Nam đưa ra quan niệm văn hóa như một loại vốn. Trong tiểu luận “Về vấn đề tìm đặc sắc văn hóa dân tộc” năm 1986, ông đã đề cập đến khái niệm vốn văn hóa dân tộc với nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc. Theo đó, vốn văn hóa dân tộc là cái giúp khu biệt văn hóa dân tộc này với văn hóa dân tộc khác. Vốn văn hóa dân tộc là hiện tượng kết tinh, là thành quả tổng hợp của một quá trình sáng tạo, tiếp xúc văn hóa, nhào trộn cái vốn có, cái riêng có của một dân tộc với những cái tiếp thu từ bên ngoài, trong đó lối sống, quan niệm sống là yếu tố quan trọng nhất. Lối sống, quan niệm sống lại là một hệ thống, kết quả của sự tổng hòa của muôn vàn yếu tố khác nhỏ hơn. Khi quan sát thấy người Việt Nam có lối sống, quan niệm sống riêng biểu hiện qua việc tự tạo cho mình cái màng lọc gạt bỏ hoặc tiếp thu, lựa chọn những cái gì không cần thiết hoặc cần thiết cho mình, tác giả khẳng định: Người Việt Nam có nền văn hóa riêng, có vốn văn hóa riêng. Như vậy, tác giả Trần Đình Hượu cho rằng vốn văn hóa vừa có mặt ổn định vừa có mặt biến đổi, nhưng mặt ổn định được nhấn mạnh hơn4. Trong tiểu luận tác
đang nạp các trang xem trước