TAILIEUCHUNG - Chính sách đối với các dân tộc thiểu số của vương triều Trần
Bài viết "Chính sách đối với các dân tộc thiểu số của vương triều Trần" gồm 2 nội dung chính là đánh dẹp những cuộc nổi dậy và xâm lấn của các dân tộc thiểu số để tăng cường chế độ trung ương tập quyền và củng cố nền thống nhất quốc gia; Tin tưởng sử dụng, trọng dụng những người quy. Mời các bạn tham khảo! | CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA VƯƠNG TRIỀU TRẦN NGUYỄN MINH TƯỜNG* Vương triều Trần (1225-1400) đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam với một diện mạo riêng, một thần thái đặc biệt so với các triều đại khác trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong 175 năm tồn tại, nhà Trần đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và rực rỡ cả về võ công lẫn văn trị.* Dưới thời phong kiến Việt Nam, có thể nói võ công ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Mông, vào các năm 1258, 1285 và 1288 của nhà Trần thuộc loại oai hùng, hiển hách. Ngoài ra, còn phải kể tới việc mở rộng biên cương về phương Nam và phòng thủ, bảo vệ bờ cõi phía Tây cũng là những võ công rất đáng tự hào của nhà Trần. Về văn trị, nhà Trần thi hành đường lối “thân dân”, một nền chính trị mềm dẻo kết hợp giữa Phật giáo và Nho giáo khá nhuần nhuyễn. Các vua quan nhà Trần có một phong cách sống “cận dân tình”, bình dị mà tầng lớp này của các triều đại sau không bao giờ có được. Văn hóa thời Trần phát triển rực rỡ cả về lực lượng sáng tác, lẫn số lượng tác phẩm. Một đặc điểm lớn của văn hóa, văn học thời Trần là chứa chất tinh thần dân tộc. Dưới thời Trần một Thiền phái mang bản sắc Việt Nam hình thành và phát triển, đó là Thiền phái Trúc Lâm, do Đức vua Trần Nhân Tông (1258-1308) sáng lập. Chúng tôi cho rằng, nhà Trần đạt được những thành tựu trên đây, một phần quan trọng nằm ở chính sách đối với các dân tộc thiểu số của họ. Dưới đây, chúng tôi xin * . Viện Sử học. phân tích một số chính sách cụ thể ấy của nhà Trần. 1. Đánh dẹp những cuộc nổi dậy và xâm lấn của các dân tộc thiểu số để tăng cường chế độ trung ương tập quyền và củng cố nền thống nhất quốc gia So với nhà Lý, chế độ trung ương tập quyền thời Trần được củng cố hơn một bước. Tất cả các chức vị quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do tôn thất họ Trần nắm giữ. Từ đời Trần Thái Tông (1225-1258), Trần Thánh Tông (1258-1278), Trần Nhân Tông (1279-1293), Trần Anh Tông (12931314), Trần Minh Tông (1314-1329) đến đời Trần Nghệ Tông
đang nạp các trang xem trước