TAILIEUCHUNG - Tư duy chính trị Ngô Thì nhậm
Sống trong một giai đoạn lịch sử nhiều biến loạn xã hội, Ngô Thì Nhậm đã trực tiếp chứng kiến các sự kiện chính trị lớn diễn ra dồn dập, từ phong trào nông dân nổi dậy khắp nơi chống lại triều đình Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài đến khởi nghĩa Tây Sơn của ba anh em họ Nguyễn ở Đàng Trong, khiến chính quyền phong kiến họ Nguyễn tồn tại hơn hai trăm năm vỡ ra từng mảng. | TƯ DUY CHÍNH TRỊ NGÔ THÌ NHẬM ĐẶNG HỮU TOÀN* Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803), đã đi vào lịch sử tư tưởng Việt Nam với tư cách nhà chính trị, nhà quân sự, nhà ngoại giao tài năng, nhà tư tưởng lỗi lạc, người đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử dân tộc Việt Nam thế kỷ XVIII. Với một di sản lý luận đồ sộ để lại cho hậu thế, từ văn học, sử học đến chính trị, triết học, với những trước tác tiêu biểu, như: Nhị thập thất sử toát yếu (1761), Bút hải tùng đàm (1769-1782), Thủy vân nhàn vịnh (1782-1786), Xuân thu quản kiến (1782-1786), Kim mã hành dư (17751788), Hoàng hoa đồ phả (1793), Hàn các anh hoa (1789-1801), Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh (1798-1802) , Ngô Thì Nhậm được đánh giá không chỉ là “một cây bút có nhiều trước tác nhất trong thời đại của ông”, mà còn là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII. Văn là người, những trước tác này đã phản ánh trung thực không chỉ cuộc đời, số phận và nhân cách độc đáo của Ngô Thì Nhậm, mà còn thể hiện rõ sắc thái, diện mạo và chiều sâu tư tưởng của ông. Sơn, khôi phục vương triều Nguyễn thành một Nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền thống nhất trên phạm vi cả nước. Trong bối cảnh thời thế biến loạn, xã hội đảo điên, rối ren, triều đại thay đổi theo sự thăng trầm của thế cuộc, nhiều nhà Nho đương thời hoặc đánh mất, hoặc không xác định được phương hướng chính trị cho mình, Ngô Thì Nhậm, dưới ảnh hưởng của Lý học Tống Nho, với thái độ và lập trường của một sĩ phu thức thời, nhạy cảm, với quan niệm sáng suốt về “trung hiếu”, lại mang nặng trong mình truyền thống văn hóa, tư tưởng dân tộc, nhất là tư tưởng của những anh hùng dân tộc thời Lý, Trần, Lê, cộng thêm tinh thần dũng cảm khác người, đã trở thành nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị - xã hội năng động, biết vận dụng lý luận vào hoạt động thực tiễn chính trị - xã hội một cách sáng tạo, biết lấy thực tiễn lịch sử để kiểm nghiệm, bổ sung lý luận và từ đó, xác định cho mình một phương hướng hành động, một phương châm xử thế khác với nhiều nhà Nho đương .
đang nạp các trang xem trước