TAILIEUCHUNG - Gắn lý luận với thực tiễn trong dạy và học ở các trường đại học và cao đẳng hiện nay
Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến mục đích học tập: Học để làm việc, làm người, làm cán bộ; học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại; học để xây dựng chủ nghĩa xã hội, cải tạo con người. Do đó, học phải kết hợp với thực hành, học và hành phải thống nhất với nhau. Chương trình giảng dạy phải thiết thực với đối tượng học tập. Người phê phán kiểu dạy lý luận, chính trị một cách chung chung, không thiết thực, học cho hay, học rồi mà không dùng được. | GẮN LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN TRONG DẠY VÀ HỌC Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG HIỆN NAY * NGUYỄN VĂN HUY Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến mục đích học tập: Học để làm việc, làm người, làm cán bộ; học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại; học để xây dựng chủ nghĩa xã hội, cải tạo con người. Do đó, học phải kết hợp với thực hành, học và hành phải thống nhất với nhau. Chương trình giảng dạy phải thiết thực với đối tượng học tập. Người phê phán kiểu dạy lý luận, chính trị một cách chung chung, không thiết thực, học cho hay, học rồi mà không dùng được. Quán triệt tư tưởng đó, Đảng ta xác định: Giáo dục và đào tạo (ĐT) là quốc sách hàng đầu, chú trọng “đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn ĐT với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành , có cơ chế và chính sách gắn kết có hiệu quả trường đại học với cơ sở nghiên cứu khoa học và doanh nghiệp để chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh”1. Điều đó đã và đang đặt ra sự cần thiết liên hệ lý luận với thực tiễn trong dạy và học ở các trường đại học và cao đẳng (ĐH-CĐ). Tuy vậy, không phải ở đâu và lúc nào nguyên tắc này cũng được quán triệt sâu sắc và thực hiện một cách đầy đủ, sáng tạo. Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ rõ lý luận và thực tiễn gắn bó chặt chẽ với nhau, hợp thành một chỉnh thể và làm tiền đề cho nhau. Trong đó thực tiễn là nguồn gốc của lý luận, là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý, là cơ sở cho tư duy của con người khi xác định nhiệm vụ và kế hoạch hành động; thực tiễn không đứng im, luôn vận động, biến đổi lý luận được khái quát từ thực tiễn và chỉ đạo cho hành động của con người để giải quyết những vấn đề thực tiễn nhằm đáp ứng lợi ích của mình. Lý luận không gắn với thực tiễn là lý luận suông. Thực tiễn luôn vận động, biến đổi, nên lý luận phải được vận dụng một cách đúng đắn, sáng * NCS. Học .
đang nạp các trang xem trước