TAILIEUCHUNG - Nhận thức của nhà quản trị về chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu (KPIs) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Bài viết trình bày về chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu (KPIs) trong đánh giá thành tích của doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) - một chủ đề mới đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và được áp dụng bởi nhiều doanh nghiệp. Để hệ thống đánh giá thành tích theo KPIs được triển khai hiệu quả đòi hỏi nhà quản trị trong doanh nghiệp cần có nhận thức chính xác về bản chất, về vai trò và những điều kiện, khó khăn của doanh nghiệp khi triển khai đánh giá thành tích theo KPIs. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 48-57 Nhận thức của nhà quản trị về chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu (KPIs) trong doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Tạ Huy Hùng* Khoa Quản trị Nhân lực, Trường Đại học Thương Mai, 79 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 3 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 24 tháng 3 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 3 năm 2018 Tóm tắt: Chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu (KPIs) trong đánh giá thành tích của doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) là một chủ đề mới đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và được áp dụng bởi nhiều doanh nghiệp. Để hệ thống đánh giá thành tích theo KPIs được triển khai hiệu quả đòi hỏi nhà quản trị trong doanh nghiệp cần có nhận thức chính xác về bản chất, về vai trò và những điều kiện, khó khăn của doanh nghiệp khi triển khai đánh giá thành tích theo KPIs. Với phương pháp nghiên cứu định lượng qua khảo sát 162 SMEs, tác giả đánh giá thực trạng về nhận thức của nhà quản trị về bản chất, vai trò và những khó khăn khi triển khai chỉ số KPIs trong đánh giá thành tích tại doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất giải pháp với nhà quản trị để có những nhận thức đúng đắng trong triển khai áp KPIs trong hệ thống đánh giá thành tích. Từ khóa: SMEs, KPIs, Hệ thống đánh giá thành tích. 1. Đặt vấn đề gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các SMEs của Việt Nam cũng giống như các SMEs của các nước đang phát triển phải đối mặt với áp lực cạnh tranh trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất), tính phức tạp, tính đa dạng trong hệ thống quản trị và văn hóa doanh nghiệp (Garengo, P., Biazzo, S., & Bititci, U. S. (2005) [4]; Martins và Salerno 1999 [5]; Cagliano, R., Blackmon, K. and Voss, C. (2001) [6]. Nghiên cứu của Mai Thanh Lan (2016) [7] khẳng định các SMEs cần xây dựng lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn nhân lực. Để làm được điều đó, việc xây dựng hệ thống quản trị nhân lực chuyên nghiệp dựa trên nền tảng hệ thống đánh giá

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.