TAILIEUCHUNG - Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp “nêu gương” trong giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay
Nêu gương về đạo đức là phương pháp phát huy tác dụng của các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, là sử dụng những hình mẫu đạo đức được thể hiện cụ thể, trực quan sinh động trong hiện thực nhằm tác động có mục đích và hệ thống đến ý thức và tình cảm đạo đức của con người, thôi thúc họ học tập và làm theo. | TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHƯƠNG PHÁP “NÊU GƯƠNG” TRONG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANH NIÊN HIỆN NAY NGUYỄN ĐÌNH BẮC* Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và việc tu dưỡng đạo đức. Người đã nêu ra một hệ thống các chuẩn mực, nguyên tắc và phạm trù đạo đức mới, cùng với đó là các phương pháp giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng một cách thiết thực và hiệu quả. Trong số các phương pháp giáo dục đạo đức được sử dụng, Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng phương pháp “nêu gương về đạo đức”. Tư tưởng đó của Người vẫn còn nguyên giá trị và càng trở nên cần thiết trong điều kiện hiện nay, khi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nêu gương về đạo đức là phương pháp phát huy tác dụng của các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, là sử dụng những hình mẫu đạo đức được thể hiện cụ thể, trực quan sinh động trong hiện thực nhằm tác động có mục đích và hệ thống đến ý thức và tình cảm đạo đức của con người, thôi thúc họ học tập và làm theo. * Tuy nhiên, nêu gương về đạo đức không phải đến Hồ Chí Minh mới được đưa ra và sử dụng. Từ xưa, ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng đều coi trọng phương thức “Dĩ nhân nhi giáo, dĩ ngôn nhi giáo” (nghĩa là, trước hết phải giáo dục bằng tấm gương sống của mình, sau đó mới giáo dục bằng lời nói), và đều nêu cao lý tưởng “vua sáng, tôi hiền”, nghĩa là nêu cao tấm gương đạo đức của người lãnh đạo. Những lãnh tụ * ThS. Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng. của dân tộc muốn tạo ra sự đồng thuận, quy tụ và tập hợp sức mạnh của quần chúng nhân dân đều phải là những người có uy tín đạo đức rất cao. Ngược lại, bọn vua chúa vô lại hay bọn tham quan hách dịch sớm muộn cũng đều bị nhân dân lật đổ. Điều đó cũng đồng nghĩa, ở xã hội phương Đông, luôn đề cao đạo đức và coi trọng nêu gương về đạo đức trong việc xây dựng và giáo dục con người cũng như trong quản lý xã hội. Trong khi đó, ở phương Tây, yếu tố pháp luật .
đang nạp các trang xem trước