TAILIEUCHUNG - Đặc điểm của bệnh nhi có cơn hen phế quản nặng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định các tỉ lệ các điểm dịch tễ học của bệnh nhân có cơn hen phế quản nặng và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các biện pháp điều trị của cơn hen phế quản nặng tại bệnh viện Nhi Đồng I từ tháng 5/2009 đến 4/2010. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH NHI CÓ CƠN HEN PHẾ QUẢN NẶNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I Dương Ngọc Ánh*, Phan Hữu Nguyệt Diễm**, Trần Anh Tuấn***, Bùi Thị Mai Phương*** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định các tỉ lệ các điểm dịch tễ học của bệnh nhân có cơn HPQ nặng và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các biện pháp điều trị của cơn HPQ nặng tại bệnh viện Nhi Đồng I từ tháng 5/2009 đến 4/2010. Đối tượng: Trẻ ≤ 15 tuổi bị cơn HPQ nặng điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng I (khoa Hô hấp, Hồi sức cấp cứu và nội tổng quát) từ tháng 5/2009 đến tháng 4/2010. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang. Kết quả: Có 102 bệnh nhân có cơn HPQ nặng nhập bệnh viện Nhi Đồng I được đưa vào nghiên cứu, tỷ lệ nam/nữ: 1,7/1. Tuổi nhỏ nhất là 5 tháng, tuổi lớn nhất là 129 tháng, trẻ nhỏ hơn 24 tháng chiếm tỷ lệ cao (65,7%). Trẻ có tiền căn dị ứng và tiền căn gia đình bị dị ứng chiếm tỷ lệ khá cao (74,5%,84,3%), tiền căn HPQ 28,4%, HPQ gia đình 43,1%. Yếu tố khởi phát cơn HPQ nặng thường gặp nhất là viêm hô hấp trên (71,6%) và thay đổi thời tiết (52%). Các triệu chứng lâm sàng chiếm tỷ lệ cao: ho chiếm 99%, khò khè 98%, mạch nhanh 82,4%, nhịp thở nhanh 100%, thở co lõm ngực 100%. Tuy nhiên tím tái chỉ chiếm 31,4%. Về cận lâm sàng thì 100% có SpO2 45mmHg. 321 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 - SpO2 (khí trời) và ĐNTT > 70% CRP > 20 mg/l SpO2 0 05). trị ban đầu được xử trí tiếp theo là: 6 trường hợp (5 9%) sử dụng Diaphillin TTM phối hợp với khí dung Ventolin + Combivent mỗi 4 giờ xen kẽ với khí dung Ventolin một mình mỗi 2 giờ cả 6 trường hợp đều cắt được cơn không ghi nhận trường hợp nào có biểu hiện tác dụng phụ như: ói co giật tụt huyết áp loạn nhịp. 2 trường hợp (2%) sử dụng Magnesium sulfate TTM 1 trường hợp cắt được cơn và 1 trường hợp không cắt được cơn phải chuyển qua dùng Diaphillin (ngưng Magnesium sulfate) không ghi nhận trường hợp nào có tác dụng phụ của Magnesium sulfate
đang nạp các trang xem trước