TAILIEUCHUNG - Kinh nghiệm hình thành và phát triển chợ truyền thống Moran của Hàn Quốc
Bài viết này đã tìm hiểu về kinh nghiệm hình thành và phát triển chợ truyền thống Moran thuộc thành phố Seongnam, là chợ phiên truyền thống lớn nhất Hàn Quốc. Trên cơ sở khảo sát các kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc đặt tên chợ, bảo tồn và cải tạo kiến trúc chợ, xây dựng mô hình tổ chức quản lý chợ,. bài viết đã đề xuất một số phương án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các chợ Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 3 (2016) 10-20 Kinh nghiệm hình thành và phát triển chợ truyền thống Moran của Hàn Quốc Cao Thị Hải Bắc* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 28 tháng 10 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 29 tháng 02 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 09 năm 2016 Tóm tắt: Trên cơ sở phân tích tổng hợp các tài liệu trước đây kết hợp với thực hiện điều tra bằng bảng hỏi tại Hàn Quốc, bài viết này đã tìm hiểu về kinh nghiệm hình thành và phát triển chợ truyền thống Moran thuộc thành phố Seongnam, là chợ phiên truyền thống lớn nhất Hàn Quốc. Trên cơ sở khảo sát các kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc đặt tên chợ, bảo tồn và cải tạo kiến trúc chợ, xây dựng mô hình tổ chức quản lý chợ, bài viết đã đề xuất một số phương án bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các chợ Việt Nam. Từ khóa: Chợ truyền thống, chợ truyền thống Moran, chợ truyền thống Việt Nam. 1. Đặt vấn đề* của chợ. Nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế Quốc dân [3: 5] đã khẳng định một trong những vai trò quan trọng của chợ là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Một nghiên cứu khác của Ngô Anh Tuấn [4] cũng nhấn mạnh chợ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa, hồn quốc Việt. Tuy nhiên, mặc cho ý nghĩa văn hóa quan trọng của chợ, hình ảnh các chợ truyền thống ở Việt Nam đang dần bị thay thế bởi nhiều trung tâm mua sắm hiện đại. Do vậy, việc đẩy mạnh các nghiên cứu học thuật tìm hiểu mô hình hoạt động của các chợ truyền thống trên thế giới để rút ra bài học xây dựng chợ truyền thống ở Việt Nam đang trở thành một yêu cầu cấp thiết. Ở Việt Nam, chủ đề chợ truyền thống chủ yếu được bàn luận nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các nghiên cứu học thuật về chủ đề này còn ít và chưa chuyên sâu. Ví dụ, các nghiên cứu bàn về chợ như Nguyễn Thị Phương Dung và Bùi Thị Đối với người Việt Nam nói riêng và nhiều dân tộc trên thế giới nói chung, chợ không chỉ là không .
đang nạp các trang xem trước