TAILIEUCHUNG - Những đặc trưng của tư tưởng chính trị - pháp lý Trung Quốc cổ đại

Bài viết phân tích tư tưởng chính trị - pháp lý của Trung Quốc cổ đại. Theo tác giả Trung Quốc cổ đại là một trung tâm văn hóa lớn, có nhiều dòng tư tưởng chính trị - pháp lý độc đáo. Tư tưởng chính trị - pháp lý Trung Quốc cổ đại bị quy định bởi tính đặc thù của điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa tư tưởng; khác biệt với tư tưởng chính trị - pháp lý phương Tây; mang những giá trị sâu sắc, đồng thời cũng có những hạn chế nhất định. | Những đặc trưng của tư tưởng chính trị - pháp lý. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI ĐỖ ĐỨC MINH * Tóm tắt: Bài viết phân tích tư tưởng chính trị - pháp lý của Trung Quốc cổ đại. Theo tác giả Trung Quốc cổ đại là một trung tâm văn hóa lớn, có nhiều dòng tư tưởng chính trị - pháp lý độc đáo. Tư tưởng chính trị - pháp lý Trung Quốc cổ đại bị quy định bởi tính đặc thù của điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa tư tưởng; khác biệt với tư tưởng chính trị - pháp lý phương Tây; mang những giá trị sâu sắc, đồng thời cũng có những hạn chế nhất định. Từ khóa: Phương Đông, chính trị - pháp lý, Đức trị, Khổng Tử. Mở đầu Lịch sử thế giới thời kỳ cổ đại đã có nhiều hệ thống, tư tưởng chính trị - pháp lý, trong đó nổi lên ở các trung tâm Hy Lạp, Ấn Độ và Trung Quốc. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, chúng ta thấy phần nổi trội nhất là tư tưởng chính trị - pháp lý. Việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý của Trung Quốc cổ đại cho thấy những yếu tố tiêu biểu và qua đó có thể làm sáng tỏ đặc trưng của tư tưởng chính trị - pháp lý Việt Nam truyền thống. 1. Tư tưởng chính trị - pháp lý Trung Quốc cổ đại bị quy định bởi tính đặc thù của điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa - tư tưởng Các học giả Trung Quốc như Hầu Ngoại Lư, Triệu Kỷ Bân, Đỗ Quốc Tường, Phùng Hữu Lan, Lã Trấn Vũ. khi nghiên cứu lịch sử tư tưởng nói chung, lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lý Trung Quốc nói riêng đã bước đầu thống nhất nhận định: xét ở góc độ phương thức sản xuất, nếu như ở phương Tây, điển hình là xã hội Hy La, xã hội phát triển theo con đường cách mạng, diễn ra một cách dồn dập, mạnh mẽ, nhanh chóng trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, thì ở Trung Quốc nói riêng, phương Đông nói chung, xã hội lại phát triển theo con đường duy tân, thay cũ đổi mới một cách từ từ, chậm chạp, ít đột biến. Mang đặc điểm của công xã nông thôn và phương thức sản xuất Châu Á, nên mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội Trung .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.