TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu đoản ngữ đồng vị dạng “danh từ + đại từ” trong tiếng Hán hiện đại (có đối chiếu với tiếng Việt)

Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, miêu tả, phân tích, đối chiếu ngôn ngữ, tập trung khảo sát đoản ngữ đồng vị dạng “danh từ + đại từ” trong tiếng Hán hiện đại trên bình diện kết cấu ngữ pháp, ngữ nghĩa và từ vựng, từ đó đối chiếu so sánh với dạng tương đương trong tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, phục vụ cho việc học tập và giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam nói chung và ở Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng. | NGHIÊN CỨU ĐOẢN NGỮ ĐỒNG VỊ DẠNG “DANH TỪ + ĐẠI TỪ” TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI (CÓ ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG VIỆT) Nguyễn Thị Thu Hà* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 29 tháng 12 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 29 tháng 05 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 31 tháng 07 năm 2017 Tóm tắt: Đoản ngữ đồng vị nói chung có một tầm quan trọng nhất định trong các dạng đoản ngữ. Trên cơ sở các nghiên cứu đã có, bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp, miêu tả, phân tích, đối chiếu ngôn ngữ, tập trung khảo sát đoản ngữ đồng vị dạng “danh từ + đại từ” trong tiếng Hán hiện đại trên bình diện kết cấu ngữ pháp, ngữ nghĩa và từ vựng, từ đó đối chiếu so sánh với dạng tương đương trong tiếng Việt để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ, phục vụ cho việc học tập và giảng dạy tiếng Hán ở Việt Nam nói chung và ở Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội nói riêng. Từ khóa: Đoản ngữ đồng vị, kết cấu “danh từ + đại từ”, tiếng Hán, tiếng Việt 1. Đặt vấn đề Đoản ngữ đồng vị là một dạng đoản ngữ hiện vẫn gây tranh cãi trên diễn đàn ngữ pháp Trung Quốc. Bởi bản thân kết cấu đoản ngữ có đặc thù riêng về dạng thức ngữ pháp, quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần cấu tạo, thậm chí cả trong bình diện ngữ dụng nên giới chuyên gia ngữ pháp Trung Quốc vẫn phân chia thành hai trường phái chính. Một trường phái nhập dạng đoản ngữ này vào một dạng đặc biệt của đoản ngữ chính phụ vì nó mang nhiều đặc điểm của đoản ngữ chính phụ. Trường phái còn lại chủ trương tách thành một loại đoản ngữ riêng biệt và đặt tên là “đoản ngữ đồng vị”. Dạng thức trong đoản ngữ đồng vị tương đối đa dạng nhưng chủ yếu gồm ba loại chính. Dạng danh từ kết hợp với danh từ, ví dụ: 马敏校长 (hiệu trưởng Mã Mẫn), dạng danh từ kết hợp với đại từ, ví dụ: 人民自己 (bản thân người dân) và dạng mang theo kí hiệu, ví dụ: 王强这 个人 (‘cái’ cậu Vương Cường này).  * ĐT.: 84-1237711855 Email: nguyenthuha123@ Trong bài viết này, chúng tôi lựa

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.