TAILIEUCHUNG - Phỏng vấn với vai trò là một hoạt động xã hội: cách tiếp cận mới trong nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng

Bài viết giới thiệu cho độc giả một cách tiếp cận mới về phỏng vấn, đó là phỏng vấn với tư cách là một hoạt động xã hội (còn được gọi là phỏng vấn tích cực). Trong bài viết, cách tiếp cận này được so sánh với phương pháp phỏng vấn với tư cách là công cụ thu thập dữ liệu để thấy được sự khác nhau về bản chất của hai phương pháp. | PHỎNG VẤN VỚI VAI TRÒ LÀ MỘT HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI: CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ HỌC ỨNG DỤNG Nguyễn Trọng Du* Khoa Ngoại ngữ, Đại học Thái Nguyên, Quyết Thắng, Thái Nguyên, Việt Nam Nhận bài ngày 08 tháng 03 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 11 tháng 07 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 27 tháng 07 năm 2017 Tóm tắt: Bài viết giới thiệu cho độc giả một cách tiếp cận mới về phỏng vấn, đó là phỏng vấn với tư cách là một hoạt động xã hội (còn được gọi là phỏng vấn tích cực). Trong bài viết, cách tiếp cận này được so sánh với phương pháp phỏng vấn với tư cách là công cụ thu thập dữ liệu để thấy được sự khác nhau về bản chất của hai phương pháp. Sau đó, bài viết phân tích hai đoạn trích phỏng vấn cụ thể theo hai cách tiếp cận trên như là một ví dụ nhằm làm rõ sự khác biệt giữa hai phương pháp. Bài viết kết luận bằng gợi ý rằng cách tiếp cận phỏng vấn như là một hoạt động xã hội sẽ rất hữu ích đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, nhất là các học viên cao học và nghiên cứu sinh . Từ khoá: phỏng vấn, phỏng vấn truyền thống, phỏng vấn tích cực, phân tích nội dung, phân tích tường thuật 1. Đặt vấn đề Phỏng vấn từ lâu đã được sử dụng như là một phương pháp thu thập dữ liệu hữu ích trong nghiên cứu khoa học xã hội. Đặc biệt những năm gần đây, phỏng vấn được áp dụng nhiều trong các nghiên cứu ngôn ngữ ứng dụng như ngiên cứu về phương pháp dạy-học ngoại ngữ, về đánh giá chương trình, hay về mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ. Tuy nhiên, có không ít nhà nghiên cứu chưa thực sự quan tâm đến việc tìm hiểu xem phương pháp thu thập dữ liệu này đã, đang và sẽ được tiến hành dựa trên cơ sở lý thuyết nào (Talmy, 2010; Talmy & Richards, 2011), và có những cách tiếp cận nào. Sở dĩ có thực trạng này là do phỏng vấn đã được sử dụng nhiều và trở nên quen thuộc đến mức mà họ cho rằng họ đã biết rõ về phỏng vấn, biết nó có thể thu thập được loại dữ liệu gì và phân tích dữ liệu đó ra làm sao (Briggs, 1986:2). Với suy nghĩ đó, nhiều nhà nghiên cứu có xu hướng coi phỏng vấn chỉ là .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.