TAILIEUCHUNG - Nhà nước pháp quyền và tôn giáo
Trong bài viết này, tác giả phân tích khái niệm nhà nước pháp quyền (Rule of law state) xã hội chủ nghĩa về tôn giáo, đồng thời, phân tích tính tất yếu của việc hoạch định một mô hình Nhà nước pháp quyền như thế ở nước ta. | Nhà nước pháp quyền và tôn giáo NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ TÔN GIÁO ĐỖ QUANG HƯNG * Tóm tắt: Ở nước ta, vấn đề xây dựng một nhà nước pháp quyền trong những thập kỷ gần đây đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu của công cuộc đổi mới chính trị. Xây dựng nhà nước pháp quyền có liên quan đến việc giải quyết vấn đề tôn giáo. Trong bài viết này, tác giả phân tích khái niệm nhà nước pháp quyền (Rule of law state) xã hội chủ nghĩa về tôn giáo, đồng thời, phân tích tính tất yếu của việc hoạch định một mô hình Nhà nước pháp quyền như thế ở nước ta. Từ khóa: Nhà nước pháp quyền; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; Chủ nghĩa thế tục; Tự do tôn giáo và luật pháp; Nhà nước thế tục. 1. Nhà nước pháp quyền về tôn giáo . Nhà nước pháp quyền Nhà nước pháp quyền, nói cách khác là một “nhà nước pháp trị”(1), vốn có nguồn gốc từ phương Tây, mở đầu với nền Cộng hòa La Mã và trong các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mỹ thời cận đại, nó dần được hoàn thiện và phổ biến như ngày nay. Cơ sở triết lý và luật pháp của loại nhà nước này chủ yếu dựa trên học thuyết Chủ nghĩa hợp hiến tự do, nói như Max Weber là “ưu thế của luật pháp” hoặc Montesquieu “chúng ta được tự do vì chúng ta sống với dân luật”. Dựa trên những luận đề ấy, Lý Ba, nhà nghiên cứu luật pháp Trung Quốc có nhận xét rất đúng: “Khác biệt giữa “dụng pháp trị” (hay “cai trị bằng pháp luật” – rule of law) và “pháp trị” (rule of law) thật quan trọng. Sống dưới “dụng pháp trị”, luật pháp là một công cụ của chính quyền và nhà cầm quyền ở trên pháp luật. Trái lại, sống dưới “pháp trị” không một ai vượt qua pháp luật, kể cả chính quyền. Cốt lõi của “pháp trị” là một cơ chế luật pháp độc lập(2). Ngày nay, nhà nước pháp quyền đã trở nên phổ biến, thậm chí nó đã trở Giáo sư, tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương. (1) Ở nước ta, thuật ngữ tiếng Anh “Rule of law” thường được dịch thành “pháp quyền”. Tuy vậy, trong những văn cảnh khác, vẫn có thể được hiểu là “pháp trị”, dù rằng, trong tiếng Anh còn .
đang nạp các trang xem trước