TAILIEUCHUNG - Đầu tư trực tiếp nước ngoài và năng lực cạnh tranh của Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc cho thấy, bên cạnh những đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tạo việc làm, thì FDI ở các quốc gia này đóng góp đáng kể vào tăng tính sẵn có của công nghệ - là một trong những yếu tố làm tăng hiệu quả của nền kinh tế và là một trong ba trụ cột của năng lực cạnh tranh quốc gia. Bài viết này phân tích đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. | Đầu tư trực tiếp nước ngoài và năng lực cạnh tranh của Việt Nam ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM NGUYỄN THỊ TUỆ ANH* VŨ THỊ NHƯ HOA** Tóm tắt: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng đối với nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia và Trung Quốc cho thấy, bên cạnh những đóng góp trực tiếp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, tạo việc làm, thì FDI ở các quốc gia này đóng góp đáng kể vào tăng tính sẵn có của công nghệ - là một trong những yếu tố làm tăng hiệu quả của nền kinh tế và là một trong ba trụ cột của năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy vậy, Việt Nam vẫn chưa thực sự khai thác FDI cho nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, đặc biệt là đóng góp vào chuyển giao công nghệ. Bài viết này phân tích đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, năng lực cạnh tranh, vốn, công nghệ, thị trường. 1. Khái quát năng lực cạnh tranh của khu vực FDI giai đoạn 1988-2013 . Năng lực về vốn Từ năm 1988 đến năm 2013, Việt Nam đã có dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký mới đạt 230,157 tỷ USD, không kể vốn tăng thêm. Khu vực FDI trở thành cấu thành quan trọng, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam và năng lực cạnh tranh của khu vực này trước hết thể hiện qua tiềm lực về vốn. Ở phạm vi tổng thể nền kinh tế, năm 2000 khu vực có vốn nước ngoài chiếm 18% tổng đầu tư xã hội thì năm 2013 là 22%. Do đó, đây là khu vực có tiềm lực về vốn, kéo theo đó là năng lực về công nghệ. Đây cũng là điểm khác biệt so với khu vực trong nước, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực công nghệ.(*) Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. (**) Thạc sĩ, Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội. (*) 25 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 3(76) - 2014 Bảng 1. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện theo thành phần

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.