TAILIEUCHUNG - Bài giảng Dược lý thú y: Chương 3 - Thuốc kháng khuẩn

Tham khảo "Bài giảng Dược lý thú y: Chương 3 - Thuốc kháng khuẩn" cung cấp đến bạn đọc các khái niệm, phân loại, sự đề kháng vi khuẩn và sử dụng kháng sinh của các kháng sinh. Mời các bạn tham khảo! | CHƯƠNG 3. THUỐC KHÁNG KHUẨN 1. KHÁI NIỆM Vuillemin (1889) đã đề cập đến từ “antibiosis” với ý nghĩa là sự kháng giữa các sinh vật sống. Sau đó, vào năm 1942, Waksman định nghĩa “antibiotics” là những chất được tạo bởi các vi sinh vật, nó chống lại sự phát triển hoặïc tiêu diệt các vi sinh vật khác ở một nồng độ nhỏ. Xét về mặt từ ngữ, “antibiotics“ có nghĩa là kháng sinh (anta = kháng, bios = sinh vật). Ý nghĩa này quá rộng , có thể bao gồm cả thuốc sát trùng đồng thời không nêu lên được tác động chuyên biệt trên vi sinh vật gây bệnh và tính không độc cho cơ thể sinh vật hữu nhũ ở liều điều trị. Theo quan niệm mới ngày nay, thuốc kháng sinh là tất cả những chất hóa học, không kể nguồn gốc (chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi sinh vật, bán tổng hợp hay tổng hợp) có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn (bacteriostatic) hoặc tiêu diệt vi khuẩn (bactericidal) bằng cách tác động chuyên biệt trên một giai đoạn chuyển hóa cần thiết của vi sinh vật. Với định nghĩa này, nhiều thuốc trước đây xếp vào loại chất kháng khuẩn tổng hợp (như sulfamid, quinolone) bây giờ cũng được xếp vào loại kháng sinh 2. PHÂN LOẠI . Theo cấu trúc hóa học -Nhóm beta-Lactam: penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin. -Nhóm aminoglycosid: streptomycin, gentamicin, kanamycin, neomycin. -Nhóm polypeptid: colistin, bacitracin, polymyxin. -Nhóm tetracyclinee: tetracyclinee, oxytetracyclinee, chlotetracyclinee, doxycycline - Nhóm phenicol: chloramphenicol, thamphenicol - Nhóm macrolide: erythromycin, spiramycin, tylosin. - Nhóm kháng sinh gần gũi với macrolide: lincomycin, virginiamycin. - Nhóm sulfamid: sulfaguanidin, sulfacetamid, sulfamethoxazol. - Nhóm diaminopyrimidin: trimethoprim, diaveridin - Nhóm quinolonee: acid nalidixic, flumequin, norfloxacin. - Nhóm nitrofuran: nitrofurazol, furazolidon, furaltadon. - Các nhóm khác: glycopeptid, pleuromutilin, polyether ionophore. . Theo cơ chế tác động . Tác động lên thành tế bào vi khuẩn Tất cả các tế bào .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.