TAILIEUCHUNG - Những tiền đề văn hóa xã hội của Du ký Việt Nam hiện đại
Bài viết trình bày về văn hóa xã hội Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ do quá trình tiếp xúc Đông Tây. Sự tiếp xúc này tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của nước ta, thay đổi quan niệm và nhận thức của người Việt về nhiều lĩnh vực. Việc xuất hiện chữ quốc ngữ là một trong những điều kiện đa chiều cho sự phát triển của văn học nói chung, văn du ký nói riêng, thậm chí cả sự “phát triển” của người viết và người đọc cũng tăng lên đáng kể. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 31, Số 2 (2015) 11-20 Những tiền đề văn hóa xã hội của Du ký Việt Nam hiện đại Nguyễn Thị Thúy Hằng* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 25 tháng 4 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 4 tháng 5 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 5 năm 2015 Tóm tắt: Văn hóa xã hội Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ do quá trình tiếp xúc Đông Tây. Sự tiếp xúc này tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội của nước ta, thay đổi quan niệm và nhận thức của người Việt về nhiều lĩnh vực. Việc xuất hiện chữ quốc ngữ là một trong những điều kiện đa chiều cho sự phát triển của văn học nói chung, văn du ký nói riêng, thậm chí cả sự “phát triển” của người viết và người đọc cũng tăng lên đáng kể. Về văn hóa, do ảnh hưởng của quan niệm về con người cá nhân của Tây phương, trong văn hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX hình thành một cảm hứng lãng mạn khẳng định con người cá nhân, cảm hứng ra đi, tách khỏi không gian cộng đồng, xê dịch, giang hồ. Một số yếu tố khác là điều kiện đủ đóng vai trò quan trọng cho việc đi và viết là các phương tiện hỗ trợ như: đường giao thông phát triển, phương tiện giao thông thuận tiện, việc in ấn, xuất bản nhanh chóng kịp thời Từ khóa: Văn hóa xã hội, du ký Trung đại, văn du ký, tiền đề văn hóa xã hội. Người Phương Tây coi việc đi du lịch là để tìm hiểu những cái khác (the other) với mình: nền văn hóa khác, con người khác, cảnh vật khác ;∗Người Trung Quốc thì coi việc đi du lịch là đi “cầu tân, cầu dị, cầu mỹ”, tức là đi để tìm hiểu cái mới, cái khác lạ và cái đẹp. Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa Trung Quốc trong hàng ngàn năm nên quan niệm đi giống với họ là điều có thể hiểu được. Chính từ những nhu cầu đi để hiểu biết ấy là yếu tố thúc đẩy mọi người đi du lịch – cũng là nhân tố gián tiếp góp phần hình thành văn học du lịch. Lâm Ngữ Đường (1895-1976), một học giả Trung Quốc nổi tiếng thế giới, người đã hết .
đang nạp các trang xem trước