TAILIEUCHUNG - Mối quan hệ giữa môi trường và tăng trưởng kinh tế tại các nước châu Á - Thái Bình Dương

Bài viết cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa môi trường và tăng trưởng kinh tế tại 17 quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2005-2011. Sử dụng các phương pháp kinh tế lượng, bao gồm Pool OLS, FEM, REM, FGLS và GMM, bài viết chỉ ra mối quan hệ U ngược giữa chất lượng môi trường và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, bài viết chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa sử dụng năng lượng và sự suy giảm của môi trường. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 3 (2017) 1-10 Mối quan hệ giữa môi trường và tăng trưởng kinh tế tại các nước châu Á - Thái Bình Dương Nguyễn Thị Tâm Hiền, Nguyễn Thị Phương Thảo, Vũ Thị Thương Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, 704 Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum Nhận ngày 16 tháng 8 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 09 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 9 năm 2017 Tóm tắt: Bài viết cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa môi trường và tăng trưởng kinh tế tại 17 quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2005-2011. Sử dụng các phương pháp kinh tế lượng, bao gồm Pool OLS, FEM, REM, FGLS và GMM, bài viết chỉ ra mối quan hệ U ngược giữa chất lượng môi trường và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, bài viết chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa sử dụng năng lượng và sự suy giảm của môi trường. Từ khóa: Lý thuyết EKC, môi trường, tăng trưởng kinh tế, hồi quy dữ liệu bảng, châu Á - Thái Bình Dương. 1. Mở đầu* rằng môi trường sẽ trở nên tốt hơn khi nền kinh tế phát triển cao. Trong suốt nhiều thập kỷ, rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm chứng minh hoặc phủ nhận sự tồn tại của mối quan hệ này. Trên thực tế, nghiên cứu cho từng khu vực cũng đã chỉ ra những kết quả trái chiều về mối quan hệ thực nghiệm giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường. Trong khi nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ U ngược giữa môi trường và tăng trưởng kinh tế [1-4], thì một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa môi trường và tăng trưởng kinh tế có thể tuân theo các mẫu hình khác [5-8]. Trong những thập kỷ gần đây, thế giới đang đứng trước thách thức phải tìm ra giải pháp cân bằng giữa phát triển kinh tế bền vững và những tổn hại đến môi trường. Trong khi chúng ta thụ hưởng những lợi ích từ sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, chúng ta cũng đồng thời gánh chịu những hệ lụy từ ô nhiễm môi trường, suy giảm hệ sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng sâu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.