TAILIEUCHUNG - Ứng dụng mô hình phần tử tiếp xúc phân tích ổn định chống trượt đập bê tông trọng lực

Bài viết Ứng dụng mô hình phần tử tiếp xúc phân tích ổn định chống trượt đập bê tông trọng lực trình bày về đề xuất mô hình cơ học giữa đập và nền; mô phỏng tiếp xúc trong phần mềm ansys, một số ví dụ tính toán. Mời các bạn tham khảo. | ỨNG DỤNG MÔ HÌNH PHẦN TỬ TIẾP XÚC PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH CHỐNG TRƯỢT ĐẬP BÊ TÔNG TRỌNG LỰC ThS. VŨ HOÀNG HƯNG NCS Viện Công trình Thủy lợi Thủy điện, Đại học Hà Hải, Trung Quốc TS. NGUYỄN QUANG HÙNG Trường Đại học Thủy lợi, Việt Nam Tóm tắt: Hiện nay khi kiểm tra ổn định chống trượt đập bê tông trọng lực thường sử dụng phương pháp cân bằng giới hạn và phương pháp kết hợp phân tích phần tử hữu hạn với cân bằng giới hạn. Các phương pháp này đã quen thuộc với người tính toán và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Lợi dụng đặc tính của phần tử tiếp xúc và tiêu chuẩn phá hoại Drucker - Prager có sẵn trong phần mềm ANSYS, bài báo đề xuất thêm một phương pháp mới đó là sử dụng mô hình tiếp xúc phần tử hữu hạn phân tích ổn định chống trượt đập bê tông trọng lực. 1 . ĐẶT VẤN ĐỀ Đập trọng lực là một loại hình đập ra đời tương đối sớm nhưng cho đến nay vẫn được sử dụng nhiều. Nguyên lý làm việc của đập trọng lực có thể khái quát thành hai điểm: một là dựa vào trọng lượng đập phát sinh lực cản ma sát trên mặt đáy đập, chống lại sự đẩy trượt của áp lực nước ngang để đạt được yêu cầu ổn định; hai là lợi dụng trọng lượng đập phát sinh ứng suất nén trên mặt cắt ngang, trung hoà ứng suất kéo do áp lực nước để thỏa mãn yêu cầu cường độ. Đập trọng lực có thể bị mất ổn định dưới hai hình thức trượt hoặc lật, nhưng trên thực tế rất ít công trình bị phá hoại về lật và chủ yếu là đập trọng lực bị phá hoại là do trượt. Vì vậy vấn đề ổn định trượt là một vấn đề chủ yếu của ổn định đập. Hầu hết quy phạm thiết kế đập bê tông trọng lực của các quốc gia đều cho phép chỉ kiểm tra ổn định trượt và được tính toán theo phương pháp cân bằng giới hạn khối cứng. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, rõ ràng nhưng vẫn còn một vài hạn chế như chỉ xem xét đặc tính cường độ của đá nền không xét đến quan hệ ứng suất biến dạng thực tế của khối đá, kết quả thu được chỉ là hệ số an toàn trên mặt trượt giả định, không xét ảnh hưởng của tính không đồng đều đặc tính cơ học khối đá và phân bố ứng suất trên mặt .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.