TAILIEUCHUNG - Đánh giá tác động của một số chính sách phát triển kinh tế - xã hội đến môi trường sinh thái khu vực Tây Nguyên
Trong những năm qua, Tây Nguyên đã được hưởng nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước dành cho khu vực dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); nhiều chương trình, chính sách dành riêng cho khu vực Tây Nguyên. Kết quả thực hiện các chương trình, dự án và các chính sách của Đảng, Nhà nước đã làm cho diện mạo của khu vực Tây Nguyên thay đổi đáng kể, góp phần giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống; tình hình an ninh chính trị theo đó cũng ngày càng ổn định. | ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI KHU VỰC TÂY NGUYÊN NGUYỄN THỊ BÍCH THU* Tây Nguyên (gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) đã và đang trở thành một vùng kinh tế trọng điểm phát triển cây công nghiệp (cao su, cà phê, tiêu, điều), công nghiệp khai khoáng, thủy điện. * Trong những năm qua, Tây Nguyên đã được hưởng nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước dành cho khu vực dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); nhiều chương trình, chính sách dành riêng cho khu vực Tây Nguyên. Kết quả thực hiện các chương trình, dự án và các chính sách của Đảng, Nhà nước đã làm cho diện mạo của khu vực Tây Nguyên thay đổi đáng kể, góp phần giúp đồng bào xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định cuộc sống; tình hình an ninh chính trị theo đó cũng ngày càng ổn định. Tuy nhiên, do quá nóng vội trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên, một số chủ trương, chính sách ban hành không có chiến lược tổng thể, bền vững nên đã có những hệ lụy về môi trường sinh thái khu vực, đặc biệt là hệ lụy từ các dự án về khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp thủy điện. Ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất, phá hủy rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, các sự cố về môi trường * Tiến sỹ, Ủy ban dân tộc. (thiên tai, lũ lụt, trượt đất, sạt lở đất) xảy ra ngày càng nhiều với cường độ mạnh hơn và mật độ cũng dày hơn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, sinh hoạt của đồng bào. Bài viết điểm lại một số chủ trương, chính sách gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khu vực Tây Nguyên thời gian qua. 1. Nhóm chính sách về định canh, định cư, qui tụ, bố trí và ổn định dân cư Thực hiện “Chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số” theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg và Quyết định số 1342/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cho đến nay, Tây Nguyên đã có trên 87% số hộ định canh định cư (ĐCĐC) (66,5% ĐCĐC vững chắc). Tỉnh Lâm Đồng đã hoàn thành định .
đang nạp các trang xem trước