TAILIEUCHUNG - Đánh giá kết quả điều trị ngoại khoa bệnh bướu giáp không nhiễm độc ở người cao tuổi
Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật bướu giáp không nhiễm độc (BGKNĐ) ở người cao tuổi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 183 bệnh nhân cao tuổi trong số 627 bệnh nhân có bướu giáp không nhiễm độc được điều trị phẫu thuật tại Khoa phẫu thuật lồng ngực Bệnh viện 103, từ 10/2004-10/2009. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 4 * 2010 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH BƯỚU GIÁP KHÔNG NHIỄM ĐỘC Ở NGƯỜI CAO TUỔI Mai Văn Viện*, Sa VẻngXay Dalasath** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật bướu giáp không nhiễm độc (BGKNĐ) ở người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 183 bệnh nhân cao tuổi trong số 627 bệnh nhân có BGKNĐ được điều trị phẫu thuật tại Khoa phẫu thuật lồng ngực Bệnh viện 103, từ 10/2004 - 10/2009. Kết quả và kết luận: Chỉ định phẫu thuật: 63,9% bướu có chèn ép vùng cổ, 32,8% hình thái, nghi ung thư giáp 3,3%. Kết quả phẫu thuật: 74,3% cắt gần hoàn toàn tuyến giáp, 14,8% cắt 1 thùy, 10,9% cắt nhân và một phần tuyến lành. Không có tử vong, tai biến 2,7%, biến chứng chảy máu 2,7%, tetani tạm thời 2,2%, khàn tiếng tạm thời 1,1%. Số ngày điều trị sau mổ TB: 6,3 ± 2,3 (2-22). Kết quả (tốt, khá) sớm 95,1%. Không có sự khác biệt về tỉ lệ tai biến, biến chứng và kết quả sớm của phẫu thuật bướu giáp không nhiễm độc ở nhóm người cao tuổi so với nhóm 60 60 60 60 0,05). Kết quả ñiều trị - Số ngày điều trị trung bình dài hơn (13,2 ngày so với 11,7 ngày p 0,05). Bảng 5. Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật Kết quả ñiều trị Nhóm tuổi Phương pháp phẫu thuật (bảng 2) p ≥ 60 0,05) BÀN LUẬN Về chỉ ñịnh phẫu thuật Kết quả nghiên cứu bảng 1 cho thấy có tới 63,9% trường hợp bướu giáp ở người cao tuổi được chỉ định phẫu thuật là do bướu có biến chứng chèn ép, trong khi đó tỷ lệ này gặp ở nhóm dưới 60 tuổi là 30,6%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Có nghĩa là với người cao tuổi lý do chủ yếu làm cho Chuyên ñề Ung Bướu bệnh nhân phải đến viện để phẫu thuật là đã có biến chứng. Tuy nhiên, theo số liệu trong nước tỷ lệ này đã có giảm hơn so với 90,7% của Nguyễn Thanh Mai (1996)(7). Nhưng khi so sánh với các tác giả nước ngoài, phải chăng nhờ ý thức dân trí cao, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt, công tác bảo hiểm xã hội hoạt động có hiệu quả thì tỷ lệ
đang nạp các trang xem trước