TAILIEUCHUNG - Sự trỗi dậy của sức mạnh mềm Trung Quốc một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Bài viết phân tích những thành công và hạn chế trong sử dụng sức mạnh mềm mà Trung Quốc đã thực hiện trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là tại Châu Phi và Đông Nam Á; từ đó đề xuất một số vấn đề cho Việt Nam trong việc xây dựng sức mạnh mềm. | Sự trỗi dậy của sức mạnh mềm Trung Quốc - Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam SỰ TRỖI DẬY CỦA SỨC MẠNH MỀM TRUNG QUỐC MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG* PHÙNG DIỆU ANH** Tóm tắt: Trong những năm qua, bên cạnh việc gia tăng thực lực cứng về kinh tế, quân sự, Trung Quốc rất chú trọng tới việc gia tăng sức mạnh mềm thông qua sử dụng viện trợ, đầu tư, hợp tác kinh tế, các kênh ngoại giao, các hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ, . Bài viết phân tích những thành công và hạn chế trong sử dụng sức mạnh mềm mà Trung Quốc đã thực hiện trong 10 năm đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là tại Châu Phi và Đông Nam Á; từ đó đề xuất một số vấn đề cho Việt Nam trong việc xây dựng sức mạnh mềm. Từ khóa: Sức mạnh mềm, sức mạnh cứng, sức mạnh tổng hợp quốc gia, trỗi dậy hòa bình, Trung Quốc, Việt Nam. 1. Mở đầu Thuật ngữ “sức mạnh mềm” lần đầu tiên xuất hiện chính thức trong văn kiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2006. Theo đó, “sức mạnh mềm là bộ phận cấu thành quan trọng của sức mạnh tổng hợp quốc gia cũng như sức cạnh tranh quốc tế của đất nước”. Sức mạnh mềm Trung Quốc được hiểu là loại sức mạnh bao gồm những nguồn lực ngoài quân sự và an ninh, như: văn hóa, chính sách ngoại giao, tiềm lực kinh tế, đầu tư và đòn bẩy ngoại giao, viện trợ và sự tham gia của các thể chế đa phương 1. Sự cấp bách trong chỉ đạo của Chính phủ bắt nguồn từ việc Trung Quốc đánh giá sức mạnh mềm là liên kết yếu nhất trong sức mạnh tổng hợp quốc gia tạo nên sự trỗi dậy của nước này khi so sánh với các nước phương Tây(2). Từ đó, Trung Quốc đã xác định mục tiêu của sức mạnh mềm là: thứ nhất, quảng bá cho thành công lớn của “mô hình phát triển Trung Quốc” với tư cách là mô hình lí tưởng hơn mô hình của Mỹ và đồng minh; thứ hai, sử dụng ngoại giao kinh tế với các gói cứu trợ, đầu tư và nhiều công cụ Tiến sĩ, Viện nghiên cứu Trung Quốc, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. (**) Thạc sĩ, Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. (1) Zhao

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.