TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu môi trường dưới góc độ nhân học ở phương Tây và Việt Nam

Bài viết trình bày sự phát triển của ngành nhân học sinh thái ở phương Tây và Việt Nam. Tác giả bài viết cho rằng, mặc dù dưới tên gọi khác nhau, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường của các học giả phương Tây và các học giả Việt Nam có khá nhiều nét tương đồng. Nhân học sinh thái có hai giai đoạn | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (70) - 2013 NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG DƯỚI GÓC ĐỘ NHÂN HỌC Ở PHƯƠNG TÂY VÀ VIỆT NAM NGUYỄN CÔNG THẢO* PHẠM THỊ CẨM VÂN** NGUYỄN THẨM THU HÀ*** Tóm tắt: Bài viết trình bày sự phát triển của ngành nhân học sinh thái ở phương Tây và Việt Nam. Tác giả bài viết cho rằng, mặc dù dưới tên gọi khác nhau, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường của các học giả phương Tây và các học giả Việt Nam có khá nhiều nét tương đồng. Nhân học sinh thái có hai giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, khía cạnh văn hóa được tập trung khai thác; ở giai đoạn sau thì vai trò và tác động của chính sách trong mối quan hệ này được chú trọng đến nhiều hơn. Nghiên cứu môi trường dưới góc độ dân tộc học ở Việt Nam có hai giai đoạn: trước Đổi mới và trong thời kỳ Đổi mới. Trong thời kỳ Đổi mới, phạm vi nghiên cứu được mở rộng hơn, bao quát các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa trong quan hệ với môi trường tự nhiên. Từ khóa: Nhân học sinh thái, nhân học môi trường, con người và môi trường. 1. Đặt vấn đề Nhân học sinh thái là một tiểu ngành của ngành nhân học, có trọng tâm nghiên cứu tác động qua lại giữa văn hóa và môi trường(1). Hình thành và phát triển từ những năm 1960, nhân học sinh thái trải qua nhiều giai đoạn nhưng tựu trung, có thể chia làm 2 giai đoạn chính, trong đó nhân học sinh thái cũ (Old ecological Anthropology) gắn với giai đoạn từ 1960 đến 1980 và nhân học sinh thái mới (New ecological Anthropology) bắt đầu từ giữa những năm 1980 đến nay. Khái niệm “cũ” và “mới” ở đây không hề mang hàm ý thấp và cao mà chỉ có tính chất tương đối bởi một số cách tiếp cận theo hướng “cũ” vẫn còn kéo dài đến tận ngày nay. 92 Nghiên cứu môi trường dưới góc độ nhân học hay nghiên cứu nhân học sinh thái(2) ngày càng trở nên phổ biến và cần Thạc sĩ, Viện Dân tộc học. Cử nhân, Viện Dân tộc học. (1) Xem thêm: Nguyễn Công Thảo, tài liệu đã dẫn. (2) Ở các nước phương Tây, hai thuật ngữ “Nhân học sinh thái” và “Nhân học môi trường” về cơ bản là tương đồng, có

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.