TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ các nguyên nhân dẫn đến việc các bản án, quyết định còn oan, sai, bị hủy, cải sửa lớn do lỗi chủ quan, không đúng pháp luật. Đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản bảo đảm chất lượng ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự của TAND góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách tư pháp, nâng cao uy tín của nền tư pháp nước nhà trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. | Áp dụng pháp luật hình sự của Tòa án nhân dân (qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa) Đàm Cảnh Long Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Khoa Luật Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật; Mã số: 603801 Người hướng dẫn: Giáo sư, tiến sỹ Hoàng Thị Kim Quế Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về việc áp dụng pháp luật (ADPL) trong hoạt động giải quyết án hình sự của TAND dưới góc độ lý luận Mác - Lênin về Nhà nước và pháp luật. Làm rõ những đặc trưng riêng của hoạt động giải quyết án hình sự và các tiêu chí để đánh giá chất lượng ADPL trong hoạt động xét xử án hình sự của TAND hiện nay. Phân tích thực trạng ADPL hình sự của TAND ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian 05 năm (từ 2006 đến 2010), làm rõ các nguyên nhân dẫn đến việc các bản án, quyết định còn oan, sai, bị hủy, cải sửa lớn do lỗi chủ quan, không đúng pháp luật. Đề xuất các quan điểm và giải pháp cơ bản bảo đảm chất lượng ADPL trong hoạt động giải quyết án hình sự của TAND góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc cải cách tư pháp, nâng cao uy tín của nền tư pháp nước nhà trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Keywords: Thanh Hóa; Luật hình sự; Tòa án Nhân dân; Pháp luật Việt Nam Content. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là con đường phát triển tất yếu, phù hợp với xu thế chung của thời đại. Trong Nhà nước pháp quyền, quyền tư pháp giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Vì vậy, mục tiêu của chiến lược cải cách tư pháp ở nước ta đến năm 2020 đã được chỉ ra trong Nghị quyết số 49NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị (gọi tắt là Nghị quyết số 49-NQ/TW) là: "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao". Trong những năm qua, chất lượng hoạt động xét xử đã được nâng lên từng bước. Nhưng chưa ngang tầm với yêu cầu
đang nạp các trang xem trước