TAILIEUCHUNG - Giáo trình về Văn hóa kinh doanh quốc tế Chương 13

Đâu là kết quả khả dĩ khi người Nhật, những người chú ý phân biệt thứ bậc, gặp gỡ với những người Mỹ, những người coi mọi người trong nhóm bình đẳng như nhau? | Chương 13 Những cuộc đàm phán giữa các nền văn hoá Chẳng gì có được mà lại không phải đánh đổi - Epictetus Nghệ thuật đàm phán đã đủ khó ở chính đất nước của bạn làm việc với những đồng nghiệp suy nghĩ giống bạn xử lý những thông tin giống bạn chia sẻ cùng một tập hợp giá trị và nói cùng một thứ tiếng. Bây giờ hãy xem xét một tình huống mà ở đó hầu như chẳng có kiến thức nào chung chẳng có những giá trị chung người ta nói một thứ tiếng khác và bạn có thể dễ dàng nhận thấy việc đàm phán các giao dịch quốc tế có thể trở nên phức tạp đến như thế nào. Đâu là kết quả khả dĩ khi người Nhật những người chú ý phân biệt thứ bậc gặp gỡ với những người Mỹ những người coi mọi người trong nhóm bình đẳng như nhau Khả năng xảy ra xung đột lỗi lầm và sự hiểu nhầm do những sự khác biệt cơ bản về văn hoá là rất lớn. Những người đến từ những nền văn hoá khác nhau sử dụng những phong cách và phương thức đàm phán khác nhau. Họ có những phong cách giao tiếp khác nhau những chiến lược khác nhau để thuyết phục và những tập hợp nghi thức khác nhau. Những sự khác biệt xuất hiện trong quá trình một cuộc xung đột được xem xét xử lý và giải quyết. Tuy vậy cho dù nó nghe có vẻ khiến người ta nản lòng nghệ thuật đàm phán quốc tế rút lại ở khái niệm đơn giản sau sự tương tác của hai bên để theo đuổi một mục tiêu là lợi nhuận thông qua các phương thức khác nhau. Kế hoạch của bạn nên nhằm vào việc xây dựng một kế hạch đàm phán mà sẽ tối thiểu hoá khả năng xảy ra sự hiểu nhầm hay xung đột. Bạn cần xem xét tới những điểm nhạy cảm về văn hoá để tăng cơ hội đạt được thoả thuận và hình thành được mối quan hệ kinh doanh - một mối quan hệ sẽ kéo dài sau hợp đồng ban đầu. Những người theo quan điểm được ăn cả ngã về không Đàm phán rút cuộc là về quan điểm. Có hai cách tiếp cận cơ bản đối với việc một kết quả cuối cùng được nhìn nhận như thế nào. Một số nền văn hoá coi quá trình đàm phán là một tình huống hai bên cùng thắng một quá trình qua đó cả hai bên đều có lợi. Những nền văn hoá khác lại chấp nhận một

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.