TAILIEUCHUNG - Đề tài tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng: Đánh giá hiệu quả xử trí, chăm sóc thoát mạch trên bệnh nhân ung thư truyền hóa chất
Chuyên đề "Đánh giá hiệu quả xử trí, chăm sóc thoát mạch trên bệnh nhân ung thư truyền hóa chất" gồm có 2 mục tiêu sau: Mô tả triệu chứng lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thoát mạch khi truyền hóa chất, đánh giá kết quả xử trí ban đầu của thoát mạch khi truyền hóa chất. | ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh ung thư, trong đó cơ bản vẫn là ba phương pháp chính: phẫu thuật, xạ trị và hóa trị liệu. Hóa trị liệu bao gồm: Truyền hóa chất tĩnh mạch, động mạch, nội màng bụng, nội tủy, bơm vào khoang màng phổi nhưng truyền hóa chất tĩnh mạch ngoại vi là phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhất [5][6][9]. Trong chuyên ngành điều dưỡng nội khoa ung thư, kỹ thuật truyền hóa chất tĩnh mạch ngoại vi được sử dụng nhiều nhất và là kỹ thuật cơ bản trong chăm sóc bệnh nhân ung thư được điều trị bằng hóa trị liệu. Ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu phải sử dụng tĩnh mạch ngoại vi để truyền hóa chất cho bệnh nhân ung thư có chỉ định điều trị bằng thuốc hóa chất. Trong khi truyền hóa chất do nhiều yếu tố: chủ quan, khách quan, do đặc điểm tính chất của tĩnh mạch, vị trí cắm kim truyền, tư thế khi truyền, vận động, cử động của người bệnh dẫn đến bị thoát mạch [7]. Thoát mạch trong khi truyền hóa chất là tai biến thường xảy ra khi sử dụng tĩnh mạch ngoại vi để truyền. Nồng độ các thuốc hóa chất tại nơi thoát mạch cao, một số thuốc hóa chất lại có tác dụng kích thích, trong khi một số thuốc khác lại gây hoại tử. Vì vậy việc nhận biết, phát hiện sớm và xử trí kịp thời thoát mạch là cần thiết nhằm hạn chế tối đa những tổn thương, biến chứng cho người bệnh [8]. Theo sách “Hóa chất điều trị Ung thư” của Nguyễn Bá Đức – Giám đốc Bệnh viện K trong mục “ Xử trí các tác dụng phụ cấp do điều trị hóa chất Ung thư” thì thoát mạch được đưa lên số một và thoát mạch được định nghĩa “là sự rò hoặc xâm nhập của thuốc vào tổ chức dưới da, các thuốc gây phỏng da khi thoát mạch có thể gây lên hoại tử mô hoặc lột da, các thuốc kích thích gây viêm hoặc đau tại vị trí thoát mạch” [7]. Hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề này nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiệu quả xử trí, chăm sóc thoát mạch trên bệnh nhân ung thư truyền hóa chất" với mục tiêu: 1. Mô tả triệu chứng lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thoát .
đang nạp các trang xem trước