TAILIEUCHUNG - Tính tự trị của làng xã Việt Nam qua hương ước
Trong những buổi đầu hình thành, khi sự can thiệp của nhà nước phong kiến còn hạn chế, tính tự quản và tự trị của làng xã luôn được đề cao. Cùng với sự phát triển của làng xã Việt Nam và sự can thiệp ngày càng ráo riết của nhà nước phong kiến đối với làng xã, từ lệ làng bất thành văn đến thành văn, hương ước ra đời. | Tính tự trị của làng xã Việt Nam qua hương ước Vũ Duy Mền1, Phan Đăng Thuận2 Tóm tắt: Làng xã từ xa xưa vốn là nơi tụ cư của người nông dân Việt Nam. Trong những buổi đầu hình thành, khi sự can thiệp của nhà nước phong kiến còn hạn chế, tính tự quản và tự trị của làng xã luôn được đề cao. Cùng với sự phát triển của làng xã Việt Nam và sự can thiệp ngày càng ráo riết của nhà nước phong kiến đối với làng xã, từ lệ làng bất thành văn đến thành văn, hương ước ra đời. Hương ước quy định hầu hết các mặt hoạt động của làng xã người Việt Nam như: cách thức tổ chức hoạt động của các thiết chế tổ chức xã hội trong làng xã; các hoạt động xã hội Những quy ước đó vừa mang nét chung, vừa mang nét riêng của mỗi làng xã Việt Nam. Trong đó, tính tự trị của làng xã được biểu hiện đa dạng trên các mặt đời sống xã hội mà hương ước ghi lại. Từ khóa: Tính tự trị; làng xã; hương ước; Việt Nam. Abstract: In the early days since the formation of Vietnamese communes, or villages, when the intervention of the feudal state was still limited, self-management and autonomy were highly positioned in the administrative units. Then, with the development of the units and the increasingly stronger intervention of the feudal state, birth was given to village customs, first unwritten, then in the written form, and, afterwards, the village regulations. The documents regulated most of the aspects of the activities in the Vietnamese village, such as the organisation of social institutions, social activities The regulations of different villages both share similarities and bear uniqueness, with autonomy demonstrated diversely in aspects of life, as recorded in them. Keywords: Autonomy; villages/communes; village regulations; Vietnam. 2. Cơ sở hình thành tính tự trị12 1. Mở đầu Làng xã là một đơn vị hành chính của nhà nước phong kiến nhưng nó có tính độc lập tương đối với chính quyền trung ương. Tính tự trị của làng xã Việt Nam được bắt nguồn từ những tàn dư của chế độ công xã nguyên thủy. Mỗi làng xã .
đang nạp các trang xem trước