TAILIEUCHUNG - Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng phương pháp tọa độ để tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất

Bài viết này sẽ tập trung vào một phương pháp tương đối mới mẻ đối với học sinh phổ thông: “Sử dụng phương pháp tọa độ tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất”. Việc lựa chọn công cụ hình học vào giải quyết các bài toán về đại số là một cách nhìn khá mới mẻ. Nội dung chính của phương pháp là nhìn một bài toán đại số theo quan điểm hình học, khi giải quyết bài toán này đỏi hỏi chúng ta phải tọa độ hóa bài toán đại số. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NAM TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU TIẾN s¸ng kiÕn kinh nghiÖm ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT, NHỎ NHẤT Người thực hiện: Trần Mạnh Hân Tổ chuyên môn : Toán - Tin NĂM HỌC 2013- 2014 - Toán học Việt Nam ThS. Trần Mạnh Hân (0974514498) FB: thayHanSP1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong giảng dạy môn toán, ngoài việc giúp học sinh nắm chắc chắn kiến thức cơ bản thì việc phát huy tính tích cực của học sinh, biết lựa chọn các phương pháp đã học vào giải các bài toán là điều rất cần thiết. Bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số là các dạng toán phổ biến và quan trọng trong chương trình phổ thông, thường gặp trong các đề tuyển sinh đại học – cao đẳng và còn là một chuyên đề hay gặp trong các đề thi chọn học sinh giỏi ở phổ thông. Các bài giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số rất đa dạng và phong phú. Cả lý luận và thực tiễn dạy học đều chứng tỏ chúng rất có hiệu quả trong việc phát triển tư duy cho học sinh. Có nhiều phương pháp tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số, việc vận dụng nhìn chung phụ thuộc rất nhiều vào đặc thù bài toán. Đứng trước bài toán này, học sinh phổ thông thường lúng túng về phương pháp giải, nên sử dụng phương pháp hàm số, bất đẳng thức Côsi hay sử dụng Bunhiacopski Vì vậy việc lựa chọn phương pháp giải toán với bài toán này rất quan trọng. Trong bài viết này tôi tập trung vào vấn đề: “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TÌM GIÁ TRỊ LỚN NHẤT, NHỎ NHẤT” Việc lựa chọn công cụ hình học vào giải quyết các bài toán về đại số là một cách nhìn khá mới mẻ. Nội dung chính của phương pháp là nhìn một bài toán đại số theo quan điểm hình học, khi giải quyết bài toán này đỏi hỏi chúng ta phải tọa độ hóa bài toán đại số. Như vậy, việc chọn hệ trục tọa độ như thế nào là rất quan trọng. Việc chọn hệ trục tọa độ hợp lý sẽ giúp cho việc giải quyết bài toán là nhanh gọn, trong sáng. 2. Mục đích nghiên cứu Xây dựng một hệ thống bài tập theo độ khó tăng dần nhằm cung cấp cho học sinh cách ứng .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.