TAILIEUCHUNG - Phân vùng tai biến lũ ống, lũ quét miền núi Nghệ An
Mục tiêu của bài báo này nhằm phát hiện những điểm, những vùng có nguy cơ phát sinh lũ ống, lũ quét và để trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý có giải pháp thích hợp nhằm phòng tránh và giảm thiểu tác hại của tai biến lũ ống, lũ quét. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 PHÂN VÙNG TAI BIẾN LŨ ỐNG, LŨ QUÉT MIỀN NÚI NGHỆ AN LẠI HUY ANH, TỐNG PHÚC TUẤN, NGUYỄN NGỌC THÀNH Viện Địa Lý Lũ ống, lũ quét là những hiện tượng và quá trình tự nhiên có nguồn gốc dòng chảy được hình thành và phát tri ển trong điều kiện mặt đệm và dòng chảy cực đoạn. Chính vì lẽ đó, lũ ống, lũ quét là một loại hình tai biến nguy hiểm ở miền núi. Theo tài liệu thống kê của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Trung Ương và Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn, từ năm 1975 đến nay ở Bắc Trung Bộ nói chung và Nghệ An nói riêng đã xảy ra nhiều trận lũ ống, lũ quét với cường độ và số lượng có xu hướng ngày càng gia tăng và như là hệ quả, những thiệt hại về người và tài sản cũng ngày một tăng. Trước thực tế này, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho việc hoạch định chiến lược chung và quy hoạch tổng thể phòng tránh giảm nhẹ tác hại của thiên tai lũ lụt, lũ quét, lũ ống cho các địa phương miền núi trong đó có Nghệ An. Mục tiêu của bài báo này nhằm phát hiện những điểm, những vùng có nguy cơ phát sinh lũ ống, lũ quét và để trên cơ sở đó, các cơ quan quản lý có giải pháp thích hợp nhằm phòng tránh và giảm thiểu tác hại của tai biến lũ ống, lũ quét. I. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phân vùng lũ ống, lũ quét dựa trên nguyên tắc “tự nhiên - lịch sử”. Vì vậy, việc phân vùng phải tiến hành phân tích khả năng xảy ra lũ ống, lũ quét (điều kiện cần và đủ để xảy ra lũ ống, lũ quét) và hiện trạng phân bố của lũ ống, lũ quét trên khu vực nghiên cứu. Để giải quyết nhiệm vụ này, các tác giả đã sử dụng các phương pháp truyền thống điều tra khảo sát, phân tích nhân tố, kết hợp với bản đồ, viễn thám, GIS và xử lý mô hình trọng số. Trên cơ sở đánh giá một cách khá chi tiết các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội chi phối tương quan đến khả năng xảy ra lũ ống, lũ quét của nhóm đối tượng (thuộc từng bản đồ thành phần) và vai trò của nhóm đối tượng (tầm quan trọng của mỗi bản đồ thành .
đang nạp các trang xem trước