TAILIEUCHUNG - Nội dung cơ bản của khái niệm xung đột xã hội

Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xã hội luôn luôn tiềm ẩn các mâu thuẫn. Mâu thuẫn xã hội tồn tại như một tất yếu xã hội, nó là lực thúc đẩy cho sự cải biến và phát triển xã hội. Suy đến cùng, xung đột xã hội thường xuất phát từ mâu thuẫn về lợi ích vật chất hoặc tinh thần của con người và cộng đồng người. Nghiên cứu về xung đột xã hội nhằm quản lý và giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội, đảm bảo trật tự và phát triển xã hội. | Nội dung cơ bản của khái niệm xung đột xã hội Nguyễn Thị Tố Quyên1 1 Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Email: nguyentoquyen_68@ Nhâ ̣n ngà y 31 thá ng 3 năm 2017. Chấ p nhâ ̣n đăng ngày 14 thá ng 4 năm 2017. Tóm tắt: Trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữ a con người với xã hội luôn luôn tiềm ẩn các mâu thuẫn. Mâu thuẫn xã hội tồn tại như một tất yếu xã hội, nó là lực thúc đẩy cho sự cải biến và phát triển xã hội. Suy đến cùng, xung đột xã hội thường xuất phát từ mâu thuẫn về lợi ích vật chất hoặc tinh thần của con người và cộng đồng người. Nghiên cứu về xung đột xã hội nhằm quản lý và giải quyết tốt các mối quan hệ xã hội, đảm bảo trật tự và phát triển xã hội. Từ khóa: Xung đột xã hội, mâu thuẫn, quan hệ xã hội. Abstract: During mankind’s development process, there have always existed potential conflicts in the relations among humans and those between them and the society. The social conflicts exist in a socially inevitable manner, and are the force to boost the social change and developments. After all, social conflicts originated from contradictions regarding material or spiritual interests of humans or humans’ communities. Research on social conflicts are aimed at effective management and handling of social relations, to ensure social order and development. Keywords: Social conflicts, conflicts, social relations. 1. Đặt vấn đề Từ khi đổi mới, mở cửa, chuyển sang kinh tế thị trường, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, giữ gìn các giá trị văn hóa, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cùng với quá trình đó cũng xuất hiện những xung đột xã hội mới (như những xung đột xảy ra ở Hưng Yên, Hà Tĩnh, Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ ). Ảnh hưởng tiêu cực của những xung đột xã hội là không nhỏ. Ở một số địa phương tuy bề ngoài bình lặng nhưng vẫn tồn tại những 36 xung đột xã hội (về kinh tế, đặc biệt về đất đai, về sắc tộc,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.