TAILIEUCHUNG - Sự thay đổi về phong tục tập quán ở làng xã Bắc Kỳ thời Pháp thuộc

Bài viết phân tích một số thay đổi về phong tục tập quán ở làng xã đồng bằng Bắc Bộ dưới tác động của chính sách cải lương hương chính thời kỳ Pháp thuộc trên các nội dung cưới hỏi, tang ma, khao vọng, khao lão, mua bán danh vị. Sự thay đổi đó là tích cực vì đã cắt giảm các khoản chi lãng phí, đặc biệt về ăn uống. Tuy nhiên, mục đích của chính sách cải lương hương chính của chính quyền Pháp không phải chỉ là để xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu mà còn là để chi phối và can thiệp. | Sự thay đổi về phong tục tập quán ở làng xã Bắc Kỳ thời Pháp thuộc Nguyễn Thị Lệ Hà1 Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: nguyenlehavsh@ 1 Nhâ ̣n ngà y 18 thá ng 3 năm 2016. Chấ p nhâ ̣n đăng ngày 6 thá ng 4 năm 2016. Tóm tắt: Bài viết phân tích một số thay đổi về phong tục tập quán ở làng xã đồng bằng Bắc Bộ dưới tác động của chính sách cải lương hương chính thời kỳ Pháp thuộc trên các nội dung cưới hỏi, tang ma, khao vọng, khao lão, mua bán danh vị. Sự thay đổi đó là tích cực vì đã cắt giảm các khoản chi lãng phí, đặc biệt về ăn uống. Tuy nhiên, mục đích của chính sách cải lương hương chính của chính quyền Pháp không phải chỉ là để xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu mà còn là để chi phối và can thiệp. Từ khóa: Phong tục tập quán; Bắc Kỳ; thời Pháp thuộc. Abstract: The article studies a number of changes in customs and habits in the Bắc Bộ (Northern/Tonkin) delta villages under the impacts of the cải lương hương chính (village administrative reform) policy during the French colonial era regarding weddings, funerals, celebrations with feasts, including those in honour of longevity of the elderly, or the trade of official titles. The changes were positive, cutting wasteful expenses, especially those on food and drinks. However, the true aim of the French administration’s village administrative reform policy was not to scrap obsolete customs, but to control and intervene. Keywords: Customs and habits, Bắc Kỳ (Tonkin), French colonial era. 1. Đặt vấn đề Thời kỳ đầu cai trị Việt Nam, đi đôi với việc tổ chức bộ máy thực dân, chính quyền Pháp vẫn bảo lưu bộ máy cai trị truyền thống ở các làng xã với mục đích ổn định tình hình an ninh ở nông thôn, đồng thời nắm được các nguồn thu về thuế cùng với việc bắt phu và bắt lính ở các làng xã. Đầu thế kỷ XX, chính quyền Pháp muốn kiểm soát chặt chẽ bộ máy cai trị từ trung ương xuống địa phương, cấp thấp nhất là làng xã. Vì vậy, để nắm chặt địa bàn nông thôn Việt Nam, chính quyền Pháp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
31    225    0    29-03-2024
37    128    0    29-03-2024
24    127    0    29-03-2024
22    111    0    29-03-2024
75    130    0    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.