TAILIEUCHUNG - Tư tưởng hành đạo của nhà nho Ngô Thì Nhậm
Ngô Thì Nhậm là một tài năng lớn về ngoại giao, chính trị, quân sự, văn học. Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho triều Lê - Trịnh và triều Tây Sơn. Những đặc điểm này đã hình thành nên loại hình nhà nho hành đạo trong văn học trung đại. Dù ông sáng tác ở mảng đề tài nào thì chúng ta đều thấy điểm rõ nét nhất là hình ảnh một kẻ sĩ luôn mong muốn được đem tâm sức của mình ra để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước. | Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5(102) --2016 CHÍNH TRỊ KINH TẾ HỌC Tư tưởng hành đạo của nhà nho Ngô Thì Nhậm Lê Văn Tấn * Tóm tắt: Ngô Thì Nhậm là một tài năng lớn về ngoại giao, chính trị, quân sự, văn học. Ông đã có nhiều đóng góp quan trọng cho triều Lê - Trịnh và triều Tây Sơn. Những đặc điểm này đã hình thành nên loại hình nhà nho hành đạo trong văn học trung đại. Dù ông sáng tác ở mảng đề tài nào thì chúng ta đều thấy điểm rõ nét nhất là hình ảnh một kẻ sĩ luôn mong muốn được đem tâm sức của mình ra để phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước. Từ khóa: Ngô Thì Nhậm; nhà nho; hành đạo; văn học trung đại. 1. Mở đầu Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803), tự Hy Doãn, hiệu là Đạt Hiên, người làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông đỗ Giải nguyên năm 1768, rồi tiến sĩ Tam giáp năm 1775, làm quan trải các triều Lê - Trịnh và Tây Sơn. Với quan niệm hành tàng linh hoạt, Ngô Thì Nhậm đã theo đuổi và kiên trì con đường hành đạo của kẻ sĩ trong thời loạn. Với gần 600 bài thơ còn để lại, ông xứng đáng là mẫu hình nhà nho hành đạo tiêu biểu, một tác gia văn học lớn giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nói riêng, của văn học trung đại Việt Nam nói chung. Ông có những đóng góp to lớn trên phương diện chính trị và quân sự cho triều Lê - Trịnh, đặc biệt là Tây Sơn. Dù ở cương vị hay hoàn cảnh nào, ông đều luôn kiên trì lí tưởng phục vụ dân, phục vụ nước của một người trí thức chân chính. Trong lĩnh vực thơ văn, Ngô Thì Nhậm cũng để lại một khối lượng sáng tác đồ sộ với nội dung phong phú, cô đọng, giàu giá trị, chân thực và gần gũi với người đọc. 108 2. Con đường hành đạo Thời kì trung đại, các trí thức tiếp thu sở học của Nho gia đều mong muốn đem tài năng của mình thực hiện những điều tâm huyết với triều chính, xã tắc. Nhưng cũng vì nhiều lí do mà không ít nhà nho đã không thực hiện được sở nguyện của mình. Chúng tôi cho rằng khi nhìn nhận các nhà nho và những đóng góp của họ đối với lịch sử cần phải được nhìn nhận trên nhiều chiều cạnh khác nhau.(*) Năm .
đang nạp các trang xem trước