TAILIEUCHUNG - An sinh xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay

Phần lớn người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp xã hội và thẻ bảo hiểm y tế. Trong khi đó, người cao tuổi lại có nhu cầu khám chữa bệnh cao và phải chi trả cho chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Thực tế này đặt ra yêu cầu bức thiết cần phải mở rộng an sinh xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số đang gia tăng hiện nay. | An sinh xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Đình Tuấn1 1 Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: tuanihs@ Nhận ngày 11 tháng 8 năm 2016. Chấp nhận đăng ngày 30 tháng 9 năm 2016. Tóm tắt: Hiện nay, Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Quá trình này đã và đang đặt ra những thách thức đối với việc đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi như: đảm bảo đời sống kinh tế (thu nhập), cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Phần lớn người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp xã hội và thẻ bảo hiểm y tế. Trong khi đó, người cao tuổi lại có nhu cầu khám chữa bệnh cao và phải chi trả cho chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Thực tế này đặt ra yêu cầu bức thiết cần phải mở rộng an sinh xã hội cho người cao tuổi ở Việt Nam trong bối cảnh già hóa dân số đang gia tăng hiện nay. Từ khóa: An sinh xã hội, người cao tuổi, già hóa dân số, Việt Nam. Abstract: Currently, Vietnam is the country with the fastest aging population in the world. This has been posing challenges to ensuring social security for the elderly, including proper economic conditions (income), access to social services and healthcare. Most elderly people neither have pensions nor receive social allowances or health insurance cards. Meanwhile, they have high needs for medical examinations and treatment and have to pay more for healthcare. This has entailed an urgent need to extend social security for the elderly in Vietnam in the context of increasing aging population nowadays. Keywords: Social security, elderly, aging population, Vietnam. 1. Mở đầu Ở Việt Nam, trong khoảng 30 năm trở lại đây tỷ lệ người cao tuổi đã tăng lên một cách đáng kể. Số liệu điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014 [2, ] cho thấy, số người từ 60 tuổi và 65 tuổi trở lên đều có xu hướng tăng trong khoảng ba thập kỷ qua. Trong giai đoạn từ 1989 đến 2014, tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên tăng 3,1% (từ 7,1% vào năm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.