TAILIEUCHUNG - Quản lý và khai thác vùng biển đảo của triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1858

Hoạt động quản lý, khai thác, bảo vệ vùng biển đảo nhìn chung đã phát huy hiệu quả tích cực trong khẳng định, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển đảo, đảm bảo an ninh - phòng thủ biển, góp phần làm tăng khả năng phòng thủ đất nước từ phía biển. | LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Đinh Thị Hải Đường Quản lý và khai thác vùng biển đảo của triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1858 Đinh Thị Hải Đường * Tóm tắt: Từ sự nhận thức sâu sắc về chủ quyền biển đảo và vai trò quan yếu của hải cương, triều Nguyễn đã đưa ra các chính sách, các hoạt động quản lý, khai thác và bảo vệ vùng biển đảo: xây dựng cơ sở bố phòng tấn, bảo, đồn binh, pháo đài trên các đảo; khẳng định và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xây dựng và huy động các lực lượng vào hoạt động tuần tra, canh phòng biển đảo (như Tấn thủ, binh đồn, thủy quân); huy động bộ phận cư dân khai thác nguồn lợi biển đảo; kiểm soát hoạt động giao thương đường biển và khai thác nguồn lợi sinh vật biển. Hoạt động quản lý, khai thác, bảo vệ vùng biển đảo nhìn chung đã phát huy hiệu quả tích cực trong khẳng định, thực thi, bảo vệ chủ quyền biển đảo, đảm bảo an ninh phòng thủ biển, góp phần làm tăng khả năng phòng thủ đất nước từ phía biển. Từ khóa: Biển đảo; quản lý; khai thác; bảo vệ; triều Nguyễn. 1. Quản lý, thực thi, bảo vệ chủ quyền trên các đảo và quần đảo Để kiểm soát, canh giữ, bảo vệ an ninh, chủ quyền trên vùng biển đảo rộng lớn của đất nước, triều Nguyễn đã cho xây dựng các cơ sở bố phòng (như tấn, bảo, sở, đồn binh, pháo đài) trên những hải đảo trọng yếu. Ví như các vị vua đầu triều Nguyễn đã cho xây dựng pháo đài Biện Sơn, pháo đài Tĩnh Hải trên đảo Biện Sơn (Thanh Hóa) [6, , ], xây dựng đồn binh của đội Thanh Hải trên đảo Côn Lôn hay như xây dựng pháo đài ở Côn Lôn thủ, Hà Tiên Phú Quốc thủ trên đảo Côn Lôn, đảo Phú Quốc [6, , ]. Đặc biệt, đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Nhà nước có nhiều biện pháp quản lý, thực thi, bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo này (Triều Nguyễn phân định rõ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong phận biển Đại Nam (quần đảo Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa đã được thể hiện rõ và phân định trong Đại Nam nhất thống toàn đồ) nhưng vẫn coi những đảo xa bờ và hiểm yếu nơi hai quần đảo này

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.